Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế rừng keo lai (acacia mangium x acacia auriculifomis) trồng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 75 - 77)

Hiệu quả xã hội của một phƣơng án kinh doanh hiện nay rất đƣợc quan tâm, phƣơng án kinh doanh đạt hiệu quả cao sẽ thu hút đƣợc nhiều ngƣời dân tham gia.

Hiện nay trong kinh doanh trồng rừng, hiệu quả xã hội đƣợc đặc biệt chú trọng vì khi ngƣời dân có thêm việc làm, thu nhập đƣợc tăng lên, đời sống ổn định sẽ hạn chế đƣợc tình trạng phá rừng làm nƣơng rẫy góp phần ổn định đời sống của ngƣời dân. Từ đó nguồn tài nguyên rừng quý giá của đất nƣớc đƣợc bảo vệ.

Hiệu quả xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, trong khuôn khổ giới hạn của luận văn với thời gian có hạn nên hiệu quả xã hội đƣợc đánh giá thông qua việc tạo ra việc làm cho ngƣời dân.

Giải quyết một số lao động dƣ thừa tại địa phƣơng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, giúp bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh

thái, tái tạo lại vốn rừng cân bằng môi sinh.Ngoài ra các hộ dân còn có thể sản xuất nông lâm kết hợp phủ xanh đất trống, tăng độ che phủ của rừng, chống xói mòn, giữ đƣợc nguồn nƣớc góp phần giải quyết cho lao động tại địa phƣơng, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho các hộ.

Dựa vào các định mức lao động từ khâu phát dọn thực bì, đào hố, bón phân, trồng, chăm sóc và bảo vệ. Đề tài đã tổng hợp số công lao động tham gia vào hoạt động sản xuất trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng. Các số liệu đƣợc tổng hợp bảng sau:

Bảng 4.12. Số lao động tham gia trồng và chăm sóc 1ha rừng keo lai chu kỳ 6 năm

Đơn vị tính: Công/ha

Năm 1 2 3 4 5 6 Tổng TB

Số công 29.35 27 24.3 9.8 9.8 5.8 111.89 18.6

Kết quả bảng 4.12 cho thấy số công lao động tạo ra trên 1 ha rừng trồng trong một chu kỳ kinh doanh rừng trồng tại công ty là 111.9 công/ha, trung bình 18.6 công/ha/năm.

Đánh giá mức độ chấp nhận của ngƣời dân: Kết quả phỏng vấn nhanh các hộ dân tham gia trồng và chăm sóc rừng keo lai tại khu vực nghiên cứu cho thấy khi Công ty trồng rừng keo lai làm nguyên liệu giấy tiến hành khai thác hết một chu kỳ, nhận thấy có hiệu quả kinh tế thì ngƣời dân các khu vực trồng keo lai đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng. Một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả đã đƣợc ngƣời dân đầu tƣ vốn trồng keo lai nhằm tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Nhƣ vậy, việc trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy tại khu vực nghiên cứu đã sử dụng đƣợc nguồn lao động của địa phƣơng, tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập cho ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế rừng keo lai (acacia mangium x acacia auriculifomis) trồng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 75 - 77)