Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn, hà tĩnh​ (Trang 36 - 40)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm

Việt Nam về cơ bản nhất trí với quan niệm về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rửng của ITTO (Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế). Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV với mục tiêu là tài nguyên rừng Việt Nam đƣợc quản lý bảo vệ theo nhận thức mới và Bộ tiêu chuẩn này hài hòa hóa với Bộ tiêu chuẩn FSC phiên bản V5.0.

Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia đƣợc Nhóm phát triển bộ tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam biên soạn trên cơ sở điều chỉnh bổ sung những chỉ số về quản lý rừng của FSC, có sử dụng những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, sản xuất lâm nghiệp trong nƣớc và quốc tế. Nhằm xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia vừa đảm bảo những tiêu chuẩn FSC quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và dự kiến đƣợc Tổ chức quản trị rừng (FSC) thông qua vào cuối năm 2017. Do những tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số dùng áp dụng chung cho toàn quốc, đồng thời phải phù hợp với tiêu chuẩn chung quốc tế nên việc áp dụng Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia không thể phù hợp hoàn toàn với mọi trƣờng hợp và mọi điều kiện ở từng địa phƣơng. Khi áp dụng những tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số cần có sự mềm dẻo trong một phạm vi nhất định, phù hợp với các yêu cầu của FSC và phù hợp điều kiện thực tế tại Việt Nam.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa

Phƣơng pháp kế thừa đƣợc sử dụng tập trung vào tổng hợp và phân tích các tài liệu đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để từ đó rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu kế thừa sử dụng cho phân tích gồm:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. - Tài liệu về hiện trạng tài nguyên rừng.

- Các tài liệu, báo cáo kết quả quá trình thực hiện các hoạt động quả lý rừng của Công ty LN&DV Hƣơng Sơn.

- Các tài liệu về phƣơng án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2016 – 2050 của Công ty LN&DV Hƣơng Sơn.

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu thứ cấp khác có liên quan.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra, đánh giá

a) Phương pháp đánh giá sự phù hợp của Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn

Sự phù hợp của Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia theo tiêu chuẩn FSC phiên bản V2.0 đƣợc điều tra đánh giá trên cơ sở điều tra trực tiếp cán bộ công nhân viên trong Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hƣơng Sơn theo hệ thống 10 nguyên tắc, 70 tiêu chí và 205 chỉ số của Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia (chi tiết tại phụ lục 03). Tổng số phiếu điều tra là 20 phiếu.

Phƣơng pháp điều tra là điều tra có chọn lọc các đối tƣợng đại diện, điển hình liên quan đến hoạt động quản lý rừng, nhằm cung cấp thông tin có chất lƣợng. Cụ thể, Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty LN&DV Hƣơng Sơn hiện có 147 ngƣời, trong đó hoạt động có các hoạt động Lâm nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ khác (làm ghạch). Số cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp là 75 ngƣời và căn cứ vào 75 ngƣời này để tiến hành phát phiếu điều tra, bao gồm :

+ Lãnh đạo 3 ngƣời: chọn 1 ngƣời để phát phiếu điều tra; + Phòng kế toán 9 ngƣời: chọn 2 ngƣời để phát phiếu điều tra;

+ Phòng tổ chức hành chính 8 ngƣời: chọn 2 ngƣời để phát phiếu điều tra; + Phòng Quản lý bảo vệ rừng có 40 ngƣời: chọn 11 ngƣời để phát phiếu điều tra;

+ Phòng điều tra thiết kế có 15 ngƣời: chọn 4 ngƣời để phát phiếu điều tra. Thông qua phiếu điều tra sẽ đánh giá đƣợc các chỉ số rất phù hợp, phù hợp, phù hợp thấp khó thực hiên và không phù hợp.

b) Phương pháp đánh giá việc thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia

Hình 2.1: Các bƣớc đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia

Các bƣớc tiến hành đánh giá cụ thể:

- Bước 1: Đánh giá tài liệu trong phòng

Đề nghị chủ rừng cho xem những tài liệu, sổ sách liên quan đến quản lý rừng nhƣ bản kế hoạch sản xuất kinh doanh, bản đồ chi tiết các khu rừng và các hoạt động, các văn bản hƣớng dẫn bảo vệ phát triển rừng và các văn bản pháp luật khác, các tài liệu hƣớng dẫn kiểm tra đánh giá, các hợp đồng khai thác, hợp đồng lao động, các tài liệu về đào tạo, sử dụng lao động địa phƣơng, các chứng từ nộp các khoản lệ phí, thuế, các báo cáo v.v.

- Bƣớc 2: Đánh giá hiện trƣờng

Do điều kiện thời tiết, kinh phí và thời gian nên không tiến hành đánh giá hiện trƣờng. Xác định những tiêu chí chƣa phù hợp i) Các chỉ số không rõ ràng; ii) Các chỉ số khó đánh giá, khó thực hiện; iii) Các chỉ số không phù hợp với Việt Nam… Đánh giá quản lý rừng theo Bộ tiêu chuẩn

QLRBV Quốc gia

i) Đánh giá tài liệu hồ sơ trong phòng

ii) Tham vấn các bên liên quan

Xác định mục tiêu

Đánh giá mức độ phù hợp và hài hòa hóa Bộ tiêu chuẩn

Đề xuất giải pháp/minh chứng

Đề xuất chỉnh sửa các chỉ số sau đánh giá thử nghiệm. Kết luận đề xuất chỉnh sửa Bộ tiêu chuẩn

Bộ tiêu chuẩn tham chiếu Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia theo tiêu chuẩn FSC phiên bản V2.0

- Bước 3: Trao đổi phỏng vấn

Tiến hành trao đổi phỏng vấn với cán bộ, công nhân viên của Công ty để tiến hành đánh giá thử nghiệm dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ số trong Bộ tiêu chuẩn xem khả năng thích ứng của công ty có đáp ứng đƣợc các yêu cầu để đánh giá. Công ty sẽ cung cấp các minh chứng, bằng chứng theo từng tiêu chí, chỉ số để đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của các tiêu chí, chỉ số đó. Từ đó đƣa ra ý kiến đề xuất nhằm hài hòa hóa các tiêu chí và chỉ số trong bộ tiêu chuẩn quốc gia giúp Công ty có thể thực hiện đƣợc phƣơng án QLRBV theo Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia.

- Bước 4: Xác định các tiêu chí và chỉ số không phù hợp điều kiện Việt Nam đề xuất chỉnh sửa

Trong quá trình đánh giá sẽ xác định ra các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số chƣa đƣợc chủ rừng thực hiện hoặc không thực hiện đƣợc, tức là những tiêu chí và chỉ số chƣa phù hợp.

Quá trình đánh giá thử nghiệm sẽ đƣợc tổng hợp chi tiết trong bảng 2.1, từ kết quả đánh giá thử nghiệm và kết quả điều tra cán bộ công nhân viên tại công ty LN&DV Hƣơng Sơn sẽ là cơ sở đề xuất chỉnh sửa những chỉ số trong Bộ tiêu chuẩn để đảm bảo Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia phù hợp với điều kiện Việt Nam nhƣng vẫn đảm bảo yêu cầu FSC.

Bảng 2.1: Đánh giá thử nghiệm và định hƣớng sửa chữa, thay đổi, bổ sung chỉ số trong Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia

TT Nguyên tắc Tiêu chí

Các chỉ số chƣa phù hợp

Những điểm chƣa

phù hợp Khuyến nghị Đề xuất sửa đổi

1 1 1.1 1.1.1

2.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sẽ đƣợc xử lý bằng các phần mềm Exel, thống kê phiếu đánh giá và vẽ biểu đồ để xác định mức độ phù hợp của Bộ tiêu chuẩn QLRBV quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn, hà tĩnh​ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)