Cơ sở khoa học đảm bảo kinh doanh rừng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn, hà tĩnh​ (Trang 49 - 51)

a) Kinh tế

Xây dựng phƣơng án quản lý rừng bền vững, nhằm thúc đẩy quá trình sinh trƣởng, phát triển của lâm phần bằng các giải pháp lâm sinh thích hợp cho từng lô, khoảnh, tiểu khu rừng. Trên cơ sở đó làm tăng trữ lƣợng, chất lƣợng của rừng, nâng cao tỷ lệ sinh trƣởng của lâm phần, nhằm cung cấp trên 3.125 m3

gỗ lớn/năm và trên 520 m3 gỗ tận dụng/năm, các lâm sản ngoài gỗ nhƣ Song, Mây, Tre, Nứa và cây dƣợc liệu tiêu dùng trên địa bàn và xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao, nhƣng vẫn duy trì tính ổn định và tăng trƣởng của rừng. Cụ thể:

- Diện tích trồng thâm canh rừng dự kiến cho toàn luân kỳ là 2.111,07 ha, năng suất rừng trồng bình quân dự kiến đạt từ 80 đến 110 m3

/ha.

- Diện tích rừng tự nhiên kém chất lƣợng, đƣợc cải tạo bằng các biện pháp lâm sinh, là các giải pháp tích cực góp phần nâng cao độ che phủ thảm thực vật, tăng trữ lƣợng của rừng, tăng cƣờng khả năng phòng hộ, cải tạo đất. Đây là các giải pháp nhằm hƣớng tới mục tiêu sử dụng đất bền vững.

Trong tổng số 12.229,94 ha, trữ lƣợng 1.110.764 m3, diện tích rừng quy hoạch đƣa vào khai thác chọn theo luân kỳ 35 năm để đàm bảo tính bền vững của rừng mà không ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái và tính bảo tồn đa dạng của rừng là: 5.238,4 ha với trữ lƣợng bình quân là 174 m3/ha. Góp phần đáp ứng về cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho việc chế biến, phục vụ xây dựng và tiêu dùng trên địa bàn.

Trên cơ sở điều tra tình hình sinh trƣởng và tăng trƣởng của rừng, Công ty đã xây dụng kế hoạch khai thác hàng năm và cho cả giai đoạn 2016 - 2050.

Bảng 4.2: Kế hoạch khai thác giai đoạn 1

Nguồn: Công ty Lâm nghiệp Hương Sơn, 2015 * Phương thức quản lý

Hiện tại công ty quản lý rừng tự nhiên với phƣơng thức khoanh nuôi bảo vệ là chính: Diện tích đƣa vào bảo vệ rừng tự nhiên là 18.061,2 ha, diện tích đƣa vào khoanh nuôi là 1.063,9 ha. Các biện pháp lâm sinh khác nhƣ khai thác chọn rừng tự nhiên, cải tạo rừng, nuôi dƣỡng rừng chƣa thực hiện. Hiệu quả kinh tế rừng mang lại chƣa cao, nguồn kinh phí bảo vệ phát triển rừng đang phải sử dụng nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc, các dịch vụ hệ sinh thái khác chƣa đƣợc nâng tầm lên thành hàng hóa để kinh doanh và phục vụ công tác bảo vệ rừng.

b) Xã hội

- Lợi thế về nhân lực, Công ty có nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn cao, hiểu biết pháp luật, có khả năng khai thác những tiềm năng hiện có của rừng và đất rừng, thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.

- Qua việc rà soát lại quỹ đất của Công ty quản lý, giải quyết nhu cầu về đất sản xuất Nông lâm nghiệp trên địa bàn bằng hình thức giao khoán rừng đến từng hộ gia đình.

- Đáp ứng một phần nhu cầu về gỗ và lâm sản của những hộ dân sống gần rừng, khắc phục mâu thuẫn giữa Công ty với cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.

- Hàng năm tạo đủ việc làm cho 350 cán bộ công nhân viên của Công ty và thu hút khoảng 300 lao động trên địa bàn theo hình thức hợp đồng thời vụ. Đóng

Năm Diện tích (ha)

Tỷ lệ lợi dụng gỗ (%) Sản lƣợng thƣơng phẩm Gỗ lớn (m3 ) Gỗ tận dụng (m3 ) Củi (ste) 2016 125.11 60 2898.5 483.08 241.53 2017 131.17 60 3200.24 533.37 266.69 2018 129.53 60 3189.92 531.65 265.83 2019 164.3 60 3201.18 553.53 266.77 2020 96.2 60 3065.13 510.86 255.43

góp cho kinh tế xã hội của địa phƣơng, tăng thu nhập cho ngƣời dân, thực hiện tốt chính sách lâm nghiệp cộng đồng, góp phần ổn định đời sống và an ninh quốc phòng;

- Đào tạo công nhân và cộng đồng dân cƣ về chuyên môn quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, nuôi dƣỡng rừng, khai thác rừng;

- Phát triển cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông liên xã, liên thôn, tổ chức tốt dịch vụ đảm bảo sản phẩm hàng hoá tiêu thụ thuận lợi không bị ép giá.

- Ổn định trật tự xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới.

c) Môi trƣờng

- Thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, xây dựng rừng, duy trì độ che phủ của rừng trong khoảng 96,1 % đến 98 %.

- Trồng trồng thâm canh rừng 2.111,07 ha, cải tạo rừng nghèo kiệt chuyển sang trồng rừng kinh tế 905,38 ha. Làm tăng khả năng phòng hộ của rừng, góp phần bảo vệ nguồn nƣớc, chống xói mòn đất, hạn chế các hiểm hoạ thiên tai trong khu vực.

- Bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ một số loài cây quý, hiếm nguy cấp, các loài động vật quý hiếm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn, hà tĩnh​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)