Giới hạn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn, hà tĩnh​ (Trang 35)

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia đƣợc áp dụng cho rừng tự nhiên đang thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung đánh giá thử nghiệm tại Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

2.3. Nội dung nghiên cứu

+ Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng của Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Đánh giá sự phù hợp của Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia. + Đánh giá việc thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia.

Nội dung này nhằm xác định các chỉ số chƣa phù hợp và đề xuất chỉnh sửa nhằm hài hoà hoá Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia để phù hợp với điều kiện Việt Nam nhƣng vẫn đảm bảo yêu cầu của FSC.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm

Việt Nam về cơ bản nhất trí với quan niệm về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rửng của ITTO (Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế). Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV với mục tiêu là tài nguyên rừng Việt Nam đƣợc quản lý bảo vệ theo nhận thức mới và Bộ tiêu chuẩn này hài hòa hóa với Bộ tiêu chuẩn FSC phiên bản V5.0.

Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia đƣợc Nhóm phát triển bộ tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam biên soạn trên cơ sở điều chỉnh bổ sung những chỉ số về quản lý rừng của FSC, có sử dụng những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, sản xuất lâm nghiệp trong nƣớc và quốc tế. Nhằm xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia vừa đảm bảo những tiêu chuẩn FSC quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và dự kiến đƣợc Tổ chức quản trị rừng (FSC) thông qua vào cuối năm 2017. Do những tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số dùng áp dụng chung cho toàn quốc, đồng thời phải phù hợp với tiêu chuẩn chung quốc tế nên việc áp dụng Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia không thể phù hợp hoàn toàn với mọi trƣờng hợp và mọi điều kiện ở từng địa phƣơng. Khi áp dụng những tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số cần có sự mềm dẻo trong một phạm vi nhất định, phù hợp với các yêu cầu của FSC và phù hợp điều kiện thực tế tại Việt Nam.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa

Phƣơng pháp kế thừa đƣợc sử dụng tập trung vào tổng hợp và phân tích các tài liệu đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để từ đó rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu kế thừa sử dụng cho phân tích gồm:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. - Tài liệu về hiện trạng tài nguyên rừng.

- Các tài liệu, báo cáo kết quả quá trình thực hiện các hoạt động quả lý rừng của Công ty LN&DV Hƣơng Sơn.

- Các tài liệu về phƣơng án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2016 – 2050 của Công ty LN&DV Hƣơng Sơn.

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu thứ cấp khác có liên quan.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra, đánh giá

a) Phương pháp đánh giá sự phù hợp của Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn

Sự phù hợp của Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia theo tiêu chuẩn FSC phiên bản V2.0 đƣợc điều tra đánh giá trên cơ sở điều tra trực tiếp cán bộ công nhân viên trong Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hƣơng Sơn theo hệ thống 10 nguyên tắc, 70 tiêu chí và 205 chỉ số của Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia (chi tiết tại phụ lục 03). Tổng số phiếu điều tra là 20 phiếu.

Phƣơng pháp điều tra là điều tra có chọn lọc các đối tƣợng đại diện, điển hình liên quan đến hoạt động quản lý rừng, nhằm cung cấp thông tin có chất lƣợng. Cụ thể, Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty LN&DV Hƣơng Sơn hiện có 147 ngƣời, trong đó hoạt động có các hoạt động Lâm nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ khác (làm ghạch). Số cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp là 75 ngƣời và căn cứ vào 75 ngƣời này để tiến hành phát phiếu điều tra, bao gồm :

+ Lãnh đạo 3 ngƣời: chọn 1 ngƣời để phát phiếu điều tra; + Phòng kế toán 9 ngƣời: chọn 2 ngƣời để phát phiếu điều tra;

+ Phòng tổ chức hành chính 8 ngƣời: chọn 2 ngƣời để phát phiếu điều tra; + Phòng Quản lý bảo vệ rừng có 40 ngƣời: chọn 11 ngƣời để phát phiếu điều tra;

+ Phòng điều tra thiết kế có 15 ngƣời: chọn 4 ngƣời để phát phiếu điều tra. Thông qua phiếu điều tra sẽ đánh giá đƣợc các chỉ số rất phù hợp, phù hợp, phù hợp thấp khó thực hiên và không phù hợp.

b) Phương pháp đánh giá việc thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia

Hình 2.1: Các bƣớc đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia

Các bƣớc tiến hành đánh giá cụ thể:

- Bước 1: Đánh giá tài liệu trong phòng

Đề nghị chủ rừng cho xem những tài liệu, sổ sách liên quan đến quản lý rừng nhƣ bản kế hoạch sản xuất kinh doanh, bản đồ chi tiết các khu rừng và các hoạt động, các văn bản hƣớng dẫn bảo vệ phát triển rừng và các văn bản pháp luật khác, các tài liệu hƣớng dẫn kiểm tra đánh giá, các hợp đồng khai thác, hợp đồng lao động, các tài liệu về đào tạo, sử dụng lao động địa phƣơng, các chứng từ nộp các khoản lệ phí, thuế, các báo cáo v.v.

- Bƣớc 2: Đánh giá hiện trƣờng

Do điều kiện thời tiết, kinh phí và thời gian nên không tiến hành đánh giá hiện trƣờng. Xác định những tiêu chí chƣa phù hợp i) Các chỉ số không rõ ràng; ii) Các chỉ số khó đánh giá, khó thực hiện; iii) Các chỉ số không phù hợp với Việt Nam… Đánh giá quản lý rừng theo Bộ tiêu chuẩn

QLRBV Quốc gia

i) Đánh giá tài liệu hồ sơ trong phòng

ii) Tham vấn các bên liên quan

Xác định mục tiêu

Đánh giá mức độ phù hợp và hài hòa hóa Bộ tiêu chuẩn

Đề xuất giải pháp/minh chứng

Đề xuất chỉnh sửa các chỉ số sau đánh giá thử nghiệm. Kết luận đề xuất chỉnh sửa Bộ tiêu chuẩn

Bộ tiêu chuẩn tham chiếu Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia theo tiêu chuẩn FSC phiên bản V2.0

- Bước 3: Trao đổi phỏng vấn

Tiến hành trao đổi phỏng vấn với cán bộ, công nhân viên của Công ty để tiến hành đánh giá thử nghiệm dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ số trong Bộ tiêu chuẩn xem khả năng thích ứng của công ty có đáp ứng đƣợc các yêu cầu để đánh giá. Công ty sẽ cung cấp các minh chứng, bằng chứng theo từng tiêu chí, chỉ số để đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của các tiêu chí, chỉ số đó. Từ đó đƣa ra ý kiến đề xuất nhằm hài hòa hóa các tiêu chí và chỉ số trong bộ tiêu chuẩn quốc gia giúp Công ty có thể thực hiện đƣợc phƣơng án QLRBV theo Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia.

- Bước 4: Xác định các tiêu chí và chỉ số không phù hợp điều kiện Việt Nam đề xuất chỉnh sửa

Trong quá trình đánh giá sẽ xác định ra các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số chƣa đƣợc chủ rừng thực hiện hoặc không thực hiện đƣợc, tức là những tiêu chí và chỉ số chƣa phù hợp.

Quá trình đánh giá thử nghiệm sẽ đƣợc tổng hợp chi tiết trong bảng 2.1, từ kết quả đánh giá thử nghiệm và kết quả điều tra cán bộ công nhân viên tại công ty LN&DV Hƣơng Sơn sẽ là cơ sở đề xuất chỉnh sửa những chỉ số trong Bộ tiêu chuẩn để đảm bảo Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia phù hợp với điều kiện Việt Nam nhƣng vẫn đảm bảo yêu cầu FSC.

Bảng 2.1: Đánh giá thử nghiệm và định hƣớng sửa chữa, thay đổi, bổ sung chỉ số trong Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia

TT Nguyên tắc Tiêu chí

Các chỉ số chƣa phù hợp

Những điểm chƣa

phù hợp Khuyến nghị Đề xuất sửa đổi

1 1 1.1 1.1.1

2.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sẽ đƣợc xử lý bằng các phần mềm Exel, thống kê phiếu đánh giá và vẽ biểu đồ để xác định mức độ phù hợp của Bộ tiêu chuẩn QLRBV quốc gia.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Công ty Lâm nghiệp Hƣơng Sơn nằm ở phía tây huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trong danh giới của 5 xã: Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 và Thị trấn Tây Sơn.Công ty Lâm nghiệp Hƣơng Sơn cách Thành phố Hà Tĩnh 90 km, cảng vũng ánh 110 km về phía Tây, cách cửa khẩu Cầu Treo 18 km về phía đông. Tuyến đƣờng Quốc lộ 8A, một trong những tuyến đƣờng quan trọng nối liền Quốc lộ 1A với nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, chạy qua địa bàn Công ty tạo điều kiện thuận lợi về vận chuyển lâm sản và trao đổi hàng hoá.

Tọa độ địa lý:

+ Từ 18015’ đến 18037’ vĩ độ Bắc; + Từ 104007’ đến 105020’ kinh độ Đông.

- Phía Đông có gần 80 km đƣờng ranh giới giáp các xã Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Kim 2;

- Phía Tây có hơn 60 km đƣờng ranh giới Quốc gia giáp nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;

- Phía Nam có gần 4 km đƣờng ranh giới giáp Vƣờn Quốc gia Vũ Quang; - Phía Bắc có khoảng 6 km đƣờng ranh giới giáp huyện Thanh Chƣơng tỉnh Nghệ An.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Công ty LN&DV Hƣơng Sơn

Tổng diện tích của Công ty quản lý trƣớc năm 2012 là 38.448,0 ha theo Quyết định số 1630/QĐ/UB - NL2 ngày 29/6/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên đến ngày 28/10/2012 UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 978/QĐ-UBND về việc cắt chuyển một phần diện tích của Công ty về cho Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Ngàn Phố. Nhƣ vậy, đến naytổng diện tích đất Công ty TNHH MTV LN & DV Hƣơng Sơn quản lý và bảo vệ 19.745,6 ha, với 19 tiểu khu, với các loại đất nhƣ sau: Đất có rừng tự nhiên 18,493.4 ha, đất có rừng trồng bán tự nhiên 235.1 ha, đất chƣa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 624.0 ha, các loại đất khác 393.1 ha

3.1.2. Địa hình

Công ty LN&DV Hƣơng Sơn thuộc vùng núi thấp và trung bình, nằm ở vị trí đầu nguồn sông Ngàn Phố. Độ cao trung bình là 500m, cao nhất là đỉnh Bà Mụ với độ cao 1.357m. Địa hình thấp dần theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Độ dốc trung bình từ 15-17o, nơi có độ dốc lớn nhất là 35o. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi và đặc biệt bởi các sông suối lớn tạo thành 5 vùng rõ rệt: Sông con, Ngã Đôi,

Rào Mắc, Nƣớc Suối và Rào Àn. Khu vực Công ty quản lý bảo vệ có độ dốc trung bình khoảng từ 15-170, nơi có độ dốc cao nhất khoảng 350

.

3.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với kiểu khí hậu nóng ẩm và mƣa nhiều. mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng sau với kiểu thời tiết khô hanh, lạnh và ít mƣa.

- Chế độ nhiệt:Nhiệt độ trung bình năm (5 năm) trong khu vực là 26 oC, nhiệt độ cao nhất trung bình năm (5 năm) là 30,6 o

C, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm (5 năm) là 8,5 o

C. Trong đó, nhiệt độ tuyệt đối cao nhất đo đƣợc lên đến 39-40oC, nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất đo đƣợc xuống dƣới 10o

C.

- Độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm là 85%, độ ẩm cao nhất đo đƣợc là 95%, thấp nhất là 50%.

- Chế độ mƣa: Lƣợng mƣa bình quân là 1800mm/năm, cao nhất là 2300mm thƣờng rơi vào tháng 10 hàng năm, thấp nhất là 1000mm thƣờng rơi vào tháng 2 hàng năm.

- Chế độ gió: Khu vực chịu tác động của 3 loại gió chính:

+ Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang về không khí lạnh và có mƣa phùn;

+ Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10;

+ Gió mùa Tây Nam (gió Lào) thổi từ tháng 6 đến tháng 8, mang theo không khí khô và nóng, gây ảnh hƣởng rất lớn cho việc bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

3.1.4. Thủy văn

Khu vực có hệ thống sông dày đặc, nhƣng chiều dài các con sông lại ngắn, dài nhất là sông Con dài 49km, ngắn nhất là sông Rào Àn dài 10km. Đặc điểm của các con sông này là đều đổ ra sông Ngàn Phố. Với hệ thống sông suối nhƣ vậy đã tạo cho khu vực nhiều thuận lợi, nhƣng cũng không ít khó khăn.

Sông Con đƣợc bắt nguồn từ biên giới Việt Lào và huyện Thanh Chƣơng tỉnh Nghệ An chảy theo hƣớng Tây Bắc-Đông Nam, có khả năng vận chuyển các loại lâm sản.

Sông Rào Mắc có chiều dài 17 km, bắt nguồn từ biên giới Việt Lào chảy theo hƣớng Đông, quanh năm nhiều nƣớc, nhƣng lại rất khó để vận chuyển lâm sản bằng đƣờng thủy, và cần đề phòng lũ lụt về mùa mƣa.

Sông Rào Qua có chiều dài 15 km, bắt nguồn từ Ngả Đôi, 2/3 chiều dài sông về phía hạ lƣu có nhiều nƣớc, thuận lợi cho vận chuyển theo đƣờng thủy.

Sông Nƣớc Sốt có chiều dài 15 km, bắt nguồn từ các dãy núi giáp biên giới Việt Lào, quanh năm nhiều nƣớc, nhiều thác nghềnh. Cần đề phòng lũ quét về mùa mƣa, khó vận chuyển bằng đƣờng thủy, nhƣng đây lại có suối nƣớc nóng Sơn Kim, rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển du lịch.

Suối Rào Àn có chiều dài 10 km, bắt nguồn từ biên giới Việt Lào, quanh năm có nƣớc lớn, phần thƣợng nguồn nhiều thác ghềnh, gây khó khăn cho vận chuyển đƣờng thủy.

3.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng

Địa bàn công ty đƣợc hình thành từ các loại đá mẹ chủ yếu: Phiến thạch sét, Sa thạch hỗn hợp, Trầm tích, Cuội kết hợp Granit, quá trình phong hóa hình thành các nhóm đất sau:

- Đất xung tích ven sông chiếm khoảng 3% diện tích, với tầng đất dày, nhiều đá lẫn, ở độ cao từ 50-100m có độ dốc dƣới 10 o, đƣợc hình thành tại hai bên bờ sông do vậy mà đây là khu vực rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Đất Feralit đỏ vàng chiếm 50% diện tích, tầng đất dày nhiều mùn,kết cấu tơi xốp, phân bố trên độ cao từ 100-500m, nhóm đấy này phân bố khá rộng ở các vùng nhƣ Sơn Hồng, ngã Đôi, Rào Mắc, Rào Àn,… thích hợp cho sinh trƣởng và phát triển cây lâm nghiệp.

- Đất Feralit vàng đỏ chiếm 37% diện tích, tầng này dày nhiều mùn, có độ ẩm cao, phân bố từ độ cao 500-700m, tại các vùng núi ở Sơn Hồng, Ngã Đôi, Rào Mắc, Rào Àn, Nƣớc Sốt… Đây là loại đất thích hợp cho cây lâm nghiệp phát triển, tạo ra rừng có trữ lƣợng cao.

- Đất Feralít nâu vàng, chiếm 10% diện tích, tầng đất mỏng nhiều đá nổi, tầng mùn thô, tầng thảm khô dày, phân bố ở độ cao trên 700 m. Nhóm đất này phân bố chủ yếu dọc theo biên giới Việt Lào

Tóm lại đất đai trong khu vực chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt nặng, tầng đất >80cm, tỷ lệ đá lẫn trong tầng đất <50%, hàm lƣợng mùn tầng đất mặt >1% rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

- Dân số, dân tộc, lao động

+ Dân cƣ các xã: Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây, Sơn Hồng, Thị trấn Tây Sơn của huyện Hƣơng Sơn và các hộ cán bộ CNV Công ty nhƣ sau:

* Tổng số hộ: 5.760 hộ;

* Tổng số nhân khẩu: 28.211 ngƣời;

* Tổng số hộ gần rừng có khả năng nhận khoán rừng 3.250 hộ với 12.450 nhân khẩu.

- Lao động: Tổng số lao động các xã lân cận trên địa bàn và lực lƣợng lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn, hà tĩnh​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)