tiêu chuẩn FSC
1.3.1. Quá trình hình thành Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia
Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia đƣợc xây dựng tuân thủ theo các nguyên tắc có sự tham gia của các bên liên quan một cách công khai và minh bạch. Các bƣớc
xây dựng và công bố Bộ tiêu chuẩn cũng tuân theo quy định về quy trình thiết lập tiêu chuẩn của Chƣơng trình chứng nhận hệ thống chứng chỉ rừng FSC, để đƣợc chấp nhận rộng rãi của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Bộ tiêu chuẩn đƣợc hình thành qua 2 giai đoạn chính nhƣ sau:
* Giai đoạn 1: Xây dựng bộ Nguyên tắc QLRBV của Việt Nam (1998-2014)
+ Tháng 2/1998, Hội thảo quốc gia về QLRBV đƣợc Bộ NN&PTNT tổ chức tại TP Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ từ tổ chức FSC quốc tế, WWF Đông Dƣơng và đại sứ quán Hà Lan. Tại hội thảo này đã thành lập Tổ công tác quốc gia về QLRBV và CCR (viết tắt là NWG) với 10 thành viên để thực hiện quá trình này.
+ Năm 2004, NWG đƣa ra dự thảo lần thứ 8 với 10 tiêu chuẩn, 56 tiêu chí và 143 chỉ số (chỉ ở dạng dự thảo, chƣa đƣợc công bố).
+ Đến năm 2006, NWG đã tăng lên 43 thành viên và đƣợc chuyển thành tổ chức NGO theo quy chế thành viên FSC, lấy tên là (tên viết tắt tiếng Anh là SFMI), trực thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam. Tổ công tác này đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV (Tiêu chuẩn FSC Việt Nam). Bản dự thảo bộ tiêu chuẩn này tuân theo các nguyên tắc do FSC hƣớng dẫn và phê duyệt phù hợp chính sách quản lý rừng của Việt Nam.
+ Năm 2007, bản dự thảo 9c đƣợc NWG hoàn thiện trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn của FSC quốc tế, với sự tham gia góp ý của nhiều nhà quản lý và kinh doanh lâm nghiệp trong nƣớc và quốc tế để vừa đảm bảo đƣợc những tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Tên bộ tiêu chuẩn là: Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV (tuy nhiên chƣa đƣợc công bố trong bất cứ văn bản chính thức nào của cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức chứng chỉ rừng).
+ Năm 2013 - 2014 Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp quỹ TFF đã thực hiện dự án “Xây dựng chính sách Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng tại Việt Nam”. Với sự tƣ vấn của Viện SFMI và trƣờng Đại học lâm nghiệp, bộ Nguyên tắc Quản lý rừng bền vững Việt Nam đã đƣợc xây dựng trên cơ sở kết hợp bộ tiêu chuẩn phiên bản 9c và hài hòa hóa 5 bộ tiêu chuẩn tạm thời của 5 tổ chức Quốc tế (do FSC ủy quyền) đang áp dụng ở Việt Nam là SGS (Thụy Sỹ),
Smartwood/Rainforest Alliance (Hoa Kỳ), GFA (CHLB Đức), Woodmark (Anh) và Control Union Certification (Nam Phi). Bộ nguyên tắc này đƣợc ban hành dƣới dạng phụ lục của Thông tƣ số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/11/2014 của Bộ NN&PTNT Hƣớng dẫn về phƣơng án QLRBV, với 10 nguyên tắc, 51 tiêu chí và 151 chỉ số.
Mặc dù Bộ tiêu chuẩn QLRBV Việt Nam đƣợc xây dựng dƣới dạng văn bản quy phạm pháp luật tại Thông tƣ số 38/2014/TT-BNNPTNT và đƣợc kết hợp giữa, hài hòa hóa với 5 bộ tiêu chuẩn tạm thời của tổ chức Quốc tế do FSC ủy quyền nhƣng Bộ tiêu chuẩn này không đƣợc FSC quốc tế công nhận. Bộ tiêu chuẩn chỉ đáp ứng đƣợc về mặt quản lý nhà nƣớc mà chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập tức là chƣa đƣợc thị trƣờng thế giới công nhận.
* Giai đoạn 2: Xây dựng, phát triển và hài hòa hóa Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế phiên bản V5.0
Năm 2013, Tổng cục Lâm nghiệp đã thành lập Nhóm phát triển Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc gia (SDG Việt Nam), với sự tham gia của 12 thành viên từ các bên liên quan tham gia (chi tiết tại phụ lục 02). Từ ngày 3- 6/4/2013 Việt Nam cũng đã cử 3 thành viên tham dự Hội thảo về xây dựng Bộ nguyên tắc QLRBV vùng (IGIs), đƣợc tổ chức tại Malaysia, đây là thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV quốc gia.
Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia theo tiêu chuẩn FSC dựa trên Bộ tiêu chuẩn V5.0 của FSC đƣợc xây dựng nhằm xác định các nguyên tắc và tiêu chí còn thiếu, hoặc chƣa phù hợp cần thiết phải điều chỉnh để hài hòa phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiêu chuẩn QLRBV quốc tế. Vấn đề nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia sẽ đƣợc tiếp cận từ các bộ tiêu chuẩn đã lựa chọn. Các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số đề xuất phải xuất phát từ hiện trạng của các hoạt động quản lý rừng cũng nhƣ thực tiễn cấp Chứng chỉ rừng trong các khu vực lâm nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua. Thông qua từ thực tiễn của hoạt động cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam trong những năm qua, thấy đƣợc các điểm mạnh, điểm thuận lợi, hiệu quả cũng nhƣ những khó khăn, bất cập hạn chế khi triển khai chính sách quản lý
rừng bền vững trên thực địa. Trên cơ sở mục tiêu Quản lý rừng bền vững hƣớng tới cấp Chứng chỉ rừng, bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia phải đƣa ra những đề xuất về nguyên tắc, tiêu chí và các chỉ số cụ thể cho Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia (Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam).
Chúng ta thực hiện kế hoạch phát triển bộ tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc bao gồm việc chấp nhận, không chấp nhận, chỉnh sửa các chỉ số để hoàn chỉnh các thiếu sót và phù hợp Việt Nam.
1.3.2. Các yêu cầu của quy trình cho sự phát triển và duy trì Bộ Tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững Quốc gia lý rừng bền vững Quốc gia
Bộ tiêu chuẩn thể hiện đƣợc tính đại diện, cân bằng về lợi ích của các bên liên quan trong quy trình phát triển Bộ tiêu chuẩn. Bộ Tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững Quốc gia chỉ nhận đƣợc công nhận nếu:
- Đƣợc đăng ký với FSC;
- Đƣợc xây dựng phù hợp với các yêu cầu quy định trong tài liệu bản đề xuất;
- Phù hợp với các yêu cầu của tất cả các tài liệu FSC liên quan đến cấu trúc và nội dung của “Bộ Tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững Quốc gia” (FSC-STD-60- 002 V1-0) (Bộ chỉ số Quốc tế).
* Các bước thực hiện phát triển Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia
1) Đề xuất phát triển Bộ Tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững. Đề xuất đƣợc thực hiện theo mẫu FSC-TPT-60-007 (V2-2) EN;
2) Thông báo chính thức về bộ tiêu chuẩn mới đang đƣợc phát triển trên mạng lƣới của FSC.
3) Thành lập Nhóm Phát triển Bộ Tiêu chuẩn, xây dựng điều khoản tham chiếu và Kế hoạch phát triển Bộ tiêu chuẩn.
Hình 1.3. Quy trình phát triển Bộ tiêu chuẩn và tham vấn cộng đồng
5) Dự thảo Bộ tiêu chuẩn trình nộp để ra quyết định: - Bản dự thảo tiền phê duyệt;
- Báo cáo SDG (10 - 15 trang);
- Tóm tắt biên bản họp của SDG (1 - 2 trang).
6) Xem xét và sửa đổi Bộ Tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia
- Văn phòng FSC khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng, phòng chính sách và tiêu chuẩn đánh giá bộ tiêu chuẩn.
- Bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và quản lý hành chính và xây dựng báo cáo đánh giá.
- Ban Chính sách và Tiêu chuẩn FSC đánh giá bộ tiêu chuẩn.
- Bao gồm việc ra quyết định khi phê duyệt, chấp thuận với những sửa đổi nhỏ hoặc bác bỏ dự thảo bộ tiêu chuẩn.
7) Khiếu nại
- Khiếu nại liên quan đến nội dung của bộ tiêu chuẩn đã đƣợc phê duyệt đƣợc trả lời bằng cách giải thích:
+ Tại sao không bao gồm các quan điểm cụ thể,
+ Quan điểm này có thể đƣợc sửa đổi nhƣ thế nào trong tƣơng lai.
- Nhóm SDG sẽ trả lời những khiếu nại liên quan đến các vấn đề về thủ tục trình duyệt.
- Nếu ngƣời khiếu nại không hài lòng với giải thích của nhóm SDG, các khiếu nại sẽ đƣợc giải quyết thông qua Quy trình Giải quyết tranh chấp của FSC.
a) Sau khi Bộ Tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia đƣợc hoàn thành và FSC công nhận sẽ đƣợc đƣa vào sử dụng là Bộ tiêu chuẩn đánh giá duy nhất tại Việt Nam.
b) Lƣu giữ bao gồm:
- Văn bản đề nghị phát triển bộ tiêu chuẩn và tên và vị trí của các thành viên SDG và các thành viên của Diễn đàn tƣ vấn;
- Biên bản cuộc họp SDG;
- Bản sao dự thảo bộ tiêu chuẩn lƣu hành để lấy ý kiến và bản sao của tất cả các ý kiến nhận xét về dự thảo bộ tiêu chuẩn tham vấn;
- Tóm tắt các ý kiến nhận đƣợc đối với từng bản dự thảo tham vấn + phản hồi chung cho những ý kiến đó;
- Báo cáo SDG và ý kiến nhận đƣợc trong quá trình tham vấn cộng đồng; - Mô tả lộ trình từ thủ tục quy định và hành động đƣợc thực hiện đối với lộ trình này;
- Quyết định của FSC về các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn. v.v
1.3.3. Tiến trình thực hiện và kết quả thực hiện quá trình phát triển Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia chuẩn QLRBV Quốc gia
Hiện tại nhóm phát triển Bộ tiêu chuẩn SDG đã thực hiện xong đến bƣớc thứ 11 trong tiến trình phát triển Bộ tiêu chuẩn. Hiện đang triển khai bƣớc công việc 12- 13 chi tiết trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tiến trình thực hiện và kết quả quá trình phát triển Bộ tiêu chuẩn TT Hoạt động Thời gian Chịu trách nhiệm Kết quả đạt đƣợc
1
Xây dựng kế hoạch phát triển bộ tiêu chuẩn quản lý rừng Quốc gia theo FSC
12/2012 và rà soát lại năm 2015 ForCES, VNFOREST Đề xuất đƣợc FSC phê duyệt 5/2015
2 Thiết lập và tập huấn cho
nhóm SDG 3-4/2015
FSC, SDG, ForCES
Các thành viên nhóm đƣợc tập huấn về tiến trình, yêu cầu phát triển Bộ tiêu chuẩn
3
Dịch Bộ tiêu chuẩn FSC V5.0 (IGIs) và thuê tƣ vấn biên soạn bản 01 Bộ tiêu chuẩn
5-12/2015
Tƣ vấn, ForCES, SDG
IGIs tiếng Việt, bản thảo đầu tiên Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia đƣợc biên soạn
4
Biên soạn bản số 1 Bộ tiêu chuẩn FSC quốc gia. Thông qua các cuộc họp của nhóm SDG để thống nhất 9-11.2015 ForCES, tƣ vấn SDG, VNFOREST Bản thảo 01 đƣợc thống nhất, đƣa ra tham vấn rộng rãi 5
Tổ chức hội thảo tham vấn rộng rãi 02 hội thảo. Tháng 12 2015 và tháng 2 2016 T12. 2015 T2. 2016 GIZ, ForCES VNFOREST Tham vấn rộng rãi bản 01 trong 60 ngày. Biên bản tham vấn, góp ý kiến 6 Rà soát và tổng hợp ý kiến, biên soạn bản 02 Bộ tiêu chuẩn, chuẩn bị đƣa ra xin ý kiến thống nhất của
nhóm SDG.
Thảo luận với đơn vị đánh giá để thống nhất việc thử nghiệm bộ tiêu chuẩn
T3-T6 2016 ForCES, FSC, SDG Bản 02 Bộ tiêu chuẩn đƣa ra tham vấn lần 02 và đánh giá hiện trƣờng. 7 Họp nhóm SDG thống nhất bản 02 Bộ tiêu chuẩn. Lập kế hoạch thử nghiệm thực địa T7-8 2016 ForCES, FSC Các hiện trƣờng Hƣơng Sơn, Quảng Trị Hợp đồng đánh giá thử nghiệm với đơn vị đánh giá và kế hoạch đánh giá
8
Thử nghiệm hiện trƣờng tại Công ty LN Hƣơng Sơn
và Nhòm hộ tại Quảng Trị 9/ 2016 ForCES, FSC, GFA, WWF, SDG, VNFOREST Hƣơng Sơn, Quảng Trị,
Báo cáo đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn.
9 Biên soạn bản số 3 bộ tiêu chuẩn 10-12/ 2016 ForCES, FSC, SDG, WWF Bản 03 Bộ tiêu chuẩn thống nhất với SDG 10
Tham vấn rộng rãi, bao gồm 01 hội thảo do GIZ tài
trợ 01/2017 GIZ, FSC, ForCES Biên bản tham vấn, các góp ý 11
Biên soạn bản cuối và các
báo cáo cần thiêt để trình. 1-3/2017
ForCES, FSC, SDG, VNFOREST
Bản cuối Bộ tiêu chuẩn. Các báo cáo và tài liệu
12 Họp SDG để thống nhất
Bản cuối Bộ tiêu chuẩn 3/2017
ForCES, FSC, SDG, VNFOREST
Các tài liệu đƣợc đƣa ra SDG thống nhất
13 Gửi FSC phê duyệt/công
nhận Trƣớc 31/04/2017
SDG, FSC, VNFOREST
Hồ sơ gửi FSC phê duyệt
14
Theo dõi tiến trình và giải trình với FSC phê duyệt
bởi FSC 3-10/2017
(FSC), SDG, VNFOREST, GIZ, WWF…
Liên hệ với FSC và giải trình các câu hỏi đề nghị chỉnh sửa FSC
15 Giới thiệu SDG và các tài
liệu hƣớng dẫn 9-12/ 2017
(FSC), SDG, VNFOREST, GIZ, WWF…
Các tài liệu giới thiệu về bộ tiêu chuẩn
Từ bảng 1.3 cho thấy việc thực hiện và phát triển Bộ tiêu chuẩn đƣợc thực hiện qua rất nhiều nội dung công việc theo yêu cầu tổ chức FSC và đƣợc tham vấn rộng rãi nhiều lần nhằm hài hòa hóa bộ tiêu chuẩn một cách tối ƣu nhất để phù hợp điều kiện thực tế của Việt Nam. Việc đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn là một nội dung lớn, bắt buộc của việc phát triển Bộ tiêu chuẩn nhằm đánh giá những khoảng trống của các chỉ số để phù hợp với Việt Nam. Trong tất cả các nội dung của việc phát triển Bộ tiêu chuẩn có sự tham gia của rất nhiều các đối tƣợng khác nhau, bao gồm: Cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các tổ chức phi chính phủ, các đối tƣợng chủ rừng, các chuyên gia trong nƣớc và quốc tế, các bên liên quan nhƣ: Hội phụ nữ Việt Nam, Ủy ban dân tộc, Hội nông dân… cho thấy Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia đã cân bằng đƣợc lợi ích của các bên liên quan để đƣa ra Bộ tiêu chuẩn đánh giá CCR phù hợp nhất với Việt Nam.
1.4. Thảo luận
Quản lý rừng bền vững và phát triển nguồn tài nguyên rừng mục tiêu cơ bản đƣợc xác định trong Chiến lƣợc Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia đến năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo phụ lục 02 là quá thấp so mục tiêu 1,8 triệu ha, việc đạt đƣợc mục tiêu là cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Có thể xác định một số nguyên nhân chính nhƣ sau:
- Hiện nay Việt Nam chƣa ban hành đƣợc Bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững. Mặc dù đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cƣờng, thúc đẩy
các hoạt động về quản lý rừng bền vững, tuy nhiên việc xây dựng phƣơng án quản lý rừng bền vững Việt Nam chƣa đƣợc quốc tế công nhận. Các hoạt động có liên quan đến quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng mới chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm và thông thƣờng đều có sự hỗ trợ từ các dự án tài trợ từ các tổ chức nƣớc ngoài.
- Về bộ máy tổ chức, hệ thống chứng chỉ rừng: Hiện nay Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc hệ thống tổ chức chứng chỉ rừng; chƣa có cơ quan quản lý tiêu chuẩn về chứng chỉ rừng; chƣa xây dựng đƣợc hệ thống các tổ chức đánh giá trong nƣớc. Bất cập này hiện nay đang đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai, tuy nhiên dự kiến đến 2018 mới thành lập đƣợc văn phòng quản lý chứng chỉ rừng.
- Về nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong nƣớc về QLRBV và chứng chỉ rừng còn mỏng và yếu, đặc biệt là thiếu hụt đội ngũ kiểm toán viên trong nƣớc đạt chuẩn quốc tế.
- Chi phí của việc đánh giá để cấp chứng chỉ khá cao, và không phải tất cả các chủ rừng muốn có chứng chỉ đều có thể có nguồn lực để làm chuyện này. Chi chí đánh giá để cấp chứng chỉ rất khác nhau, điều này phụ thuộc vào tình trạng rừng, diện tích, các yếu tố địa hình khác [7].
- Về đất đai, để có chứng chỉ, đòi hỏi chủ rừng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, hay nói cách khác là sổ đỏ. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các chủ rừng là tổ chức chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này do một số nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất bao gồm mâu thuẫn về danh giới giữa chủ rừng và ngƣời dân địa phƣơng. Mặt khác, diện tích đất giao cho các hộ dân rất manh muốn, nhỏ lẻ nên việc khuyến khích các hộ dân tạo thành