Nhà sàn người dân tộc Dao tại Bản Sưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện hòa bình (Trang 76 - 80)

* Ẩm thực:

Vùng hồ thủy điện Hòa Bình dân tộc sinh sống chính là dân tộc Mường chiếm trên 80 %, chính vì vậy văn hóa ẩm thực cũng đậm đà bản sắc văn hóa của người dân tộc Mường. Cũng như những dân tộc khác, trước hết các món ăn của người dân tộc Mường được chế biến từ các nguyên liệu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và hái lượm làm nguồn cung cấp thức ăn chính: Trên nương dưới ruộng người Mường ít trồng cây ăn quả mà chủ yếu là lúa ngô, khoai sắn, vừng đậu... Trong bữa ăn hàng ngày của người Mường cơm nếp được sử dụng để tiếp khách, trong các dịp lễ, tết… còn cơm tẻ chỉ là nguồn lương thực bình thường, đơn giản.

Bên cạnh công việc trồng cây lươn, người dân tộc Mường còn chăn nuôi gia súc, gia cầm để làm nguồn thực phẩm cung cấp cho các bữa ăn. Nhưng khác với đồng bằng các con vật nuôi đa số được thả rông như: lợn mường, gà đồi, vịt chạy đồng,...

Nhìn chung các món ăn của người Mường khá phong phú mang đậm bản sắc dân tộc. Các món ăn chủ yếu được chế biến từ các nguyên liệu từ thiên nhiên. Người Mường với các món ăn tiêu biểu đặc trưng là: món cá nấu măng chua, cá ốt, nậm pịa, thịt lợn muối chua, thịt gà nấu măng chua, chả cuốn lá bưởi,... Ngoài ra còn một số món ăn khác được người Mường chế biến để dùng vào các dịp lẽ tết hay thờ cúng riêng. Nhưng thông thường thì trước khi ăn bao giờ người Mường cũng có tục đặt lên bàn thờ cúng tồ tiên trước rồi mới ăn sau.

* Trang phục:

Mỗi dân tộc đều mang sắc thái văn hoá độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu, thông tin quan trọng thứ hai để khi có dịp tiếp xúc chúng ta dề dàng nhận biết được tộc người này với tộc người khác.

Trang phục của 54 dân tộc ở Việt Nam được coi là một vườn hoá văn hoá rực rỡ sắc màu và đậm đà sắc thái tộc người, mà trong đó trang phục của người Mường, Tày, Dao... là những bông hoa đẹp trong vườn hoa văn hoá đa sắc ấy.

Những năm gần đây bộ nữ phục người Mường đã trở nên dần quen thuộc, gây ấn tượng với chiếc váy bó sát thân, cạp váy hoa phô trước ngực, chiếc áo cánh lửng, chiếc áo trùng buộc vạt, thắt lưng xanh tấm khăn trắng đội đầu, vòng kiềng sáng lấp lánh. Nữ phục Mường tiềm ấn những sắc thái riêng qua đường nét may và qua màu sắc trang trí.

Ngoài những bộ váy, quần áo nâu của đàn ông người Mường thì trang phục của người Tày, Dao… cũng độc đáo không kém đó là trang phục vô cùng kín đáo với màu chủ đạo là màu đen, váy nhỏ dài gần tới đất và có quần mầu nâu dài mặc trong.

Bên cạnh đó còn xuất hiện các trang phục, váy của các dân tộc khác cư trú trên địa bàn tỉnh váy Cóm của dân tộc Thái, váy xòe của người Mông rất độc đáo với trang sức đeo cùng. Những bộ trang phục của các dân tộc tỉnh Hòa Bình rất hấp dẫn du khách, bởi sự lạ và độc đáo của chúng. Hiện nay, tại các điểm du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã áp dụng hình thức bầy bán hoặc cho thuê các trang phục dân tộc, rất hấp dẫn du khách.

- Nghề thủ công truyền thống:

Trước hết phải kể đến nghề dệt. Kỹ thuật dệt của người Mường được thể hiện rõ ở chiếc cạp váy mà phần trang phục ta đã thấy, ngoài ra nó còn được thể hiện ở các sản phẩm khác như mặt phà làm vỏ chăn, các gối, váy áo,... Bên cạnh kỳ thuật dệt là kỳ thuật nhuộm màu của họ. Tất cà những việc đó đòi hỏi một kinh nghiệm, một sự khéo léo cao của mồi người và kết quà là những sản phẩm của họ được trình bày trước mặt mọi người.

Sau các sản phẩm từ nghề dệt là nghề đan lát có các đồ dùng gia đình và dùng trong sinh hoạt. Từ những cây tre, nứa, giang, mây... người Mường đã tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho đời sống hàng ngày. Ngoài ra các dân tộc ở Hòa Bình còn nổi tiếng với nghệ thuật chạm trổ trên các vật gia bào hay công trình kiến trúc,...

phát triển du lịch. Nó được bày bán tại các điểm du lịch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình và các điểm du lịch nổi tiếng khác trong tỉnh như bản Lác Mai Châu, khu du lịch suối khoáng Kim Bôi. Nhu cầu mua sắm quà lưu niệm của du khách ngày càng lớn, càng nhiều. Đây là một nguồn mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ dành cho người dân địa phương, tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động địa phương.

4.2.2.2. Tín ngưỡng - Lễ hội

Có thể nói diện mạo văn hoá của một vùng một dân tộc thường được biểu hiện một cách tập trung nhất ở các lễ hội, nơi mà tất cả các hoạt động lễ nghi, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, những tài năng... được bộc lộ toàn diện, đầy đủ và tự do nhất.

Gần đây chúng ta đã được tiếp cận và giới thiệu rất nhiều về các lễ hội, nhưng có lẽ lễ hội của các dân tộc thiểu số vần chưa được lưu ý đúng với trữ lượng phong phú và nội dung hấp dẫn của chúng. Hy vọng rằng, đề tài sẽ bồ sung thêm ít nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái cộng đồng đó là: các lễ hội của các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình giúp chúng ta và đặc biệt là khách du lịch khi tới đây tham quan tìm hiểu có cái nhìn về lễ hội cư dân các dân tộc một cách toàn diện và thoả đáng hơn.

Các lễ hội ở Hòa Bình thường diễn ra vào các dịp bắt đầu vụ thu hoạch, sau khi thu hoạch hay vào thời điểm giao thời chuyên mùa như: năm mới, chuyển mùa hoặc có hạn hay bệnh tật… của cư dân trong làng bản.

Đầu tiên phải kể đến lễ hội của người Mường ở Hoà Bình rất phong phú với “Lễ hội thuổng tồng” (xuống đồng), Hội Sắc bùa, Lễ hội cầu mùa, Lễ hội cầu mưa, Lễ hội rửa lá lúa, Lễ cơm mới, Lễ hội đu tre - Lê hội đình cổi - Lễ hội đình Vai - Hội Chùa Kè - Lễ hội Chùa Hang - Lễ hội đền Bờ - Lễ hội khai hạ Mường Bi...”. Và còn rất nhiều các lễ hội khác của người thái như: Lễ hội Xen bản, Xen Mường của người Thái (Mai Châu) Lễ hội Dâng Hương Cúng Mạ, Lễ hội Đâm Trâu, Tết Nhảy của người Dao (Lương Sơn). Lễ hội Quay Cù, tục bắt vợ của dân tộc H’Mông (Mai Châu).

- Lễ hội Cồng Chiêng:

Trong vô số các lễ hội cố truyền của người Mường có lẽ lễ hội Cồng Chiêng là lễ hội tiêu biểu nó mang sắc thái văn hoá truyền thống Mường hơn cả. Lễ hội Cồng Chiêng của người Mường diễn ra trong thời gian từ khoảng 15 tháng giêng đến 15 tháng 2 thậm chí kéo dài đến hết tháng 3 (Tiết khai hạ). Tên gọi là lễ hội cồng chiêng với ý nghĩa là lễ hội cầu mùa, cầu mưa. Thực chất đây là dịp sinh hoạt văn hoá cồng chiêng diễn ra giữa các địa phương.

Thời gian diễn ra lễ hội kéo dài từ 1 đến 5 ngày, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô tổ chức lễ hội.

Địa điểm diễn ra lễ hội thường là khu đất rộng bằng phẳng được bao bọc xung quanh là núi cao không phải ngẫu nhiên mà cư dân Mường lại chọn địa điểm này. Đất bằng phẳng để các hoạt động diễn ra một cách dễ dàng hơn, còn các vách núi xung quanh được ví như một nhà hát tự nhiên tạo nên sự cộng hưởng âm thanh vang vọng tiếng cồng chiêng lên trời để thần linh nghe thấy sự cầu xin, ước nguyện của cư dân Mường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện hòa bình (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)