Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện hòa bình (Trang 49 - 50)

3.4.2.1. Tồn tại.

- Thu nhập của người dân từ sản xuất lâm nghiệp cũng như đóng góp vào sự vào phát triển kinh tế xã hội của các xã trong vùng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế về đất đai, tài nguyên và lao động hiện có.

- Các giá trị về môi trường của rừng chưa được đánh giá đầy đủ, toàn diện. Sự quan tâm đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng còn thấp so với yêu cầu thực tế đặt ra.

- Năng xuất và chất lượng rừng trồng còn thấp, diện tích rừng trồng sản xuất chủ yếu là cây gỗ nhỏ, chưa trú trọng trồng rừng thâm canh cây rừng đa mục đích, trồng rừng cây gỗ lớn. Sản lượng gỗ rừng trồng trung bình khoảng 40 - 60 m3/ha.

- Chưa xây dựng được vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung.

- Diện tích rừng tự nhiên có tăng nhưng chất lượng rừng thấp. Diện tích rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phục hồi, rừng nghèo, có trữ lượng gỗ bình quân khoảng 30m3/ha.

- Công nghệ mới chưa được áp dụng vào sản xuất lâm nghiệp nên năng xuất và chất lượng rừng thấp.

- Công nghiệp chế biến gỗ thô sơ chủ yếu là hộ gia đình sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, còn lạc hậu, chưa có quy hoạch và chiến lược phát triển, thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng xuất thấp.

- Thu nhập của người làm nghề rừng thấp, không ổn định, đời sống khó khăn.

3.4.2.2. Nguyên nhân.

- Nhận thức của các cấp các ngành về lâm nghiệp chưa đầy đủ và toàn diện, chưa đánh giá đúng mức vị trí, vai trò và tác dụng của rừng trong đời sống xã hội cũng như trong phòng hộ môi trường và cân bằng sinh thái. Chưa thấy được sản xuất lâm nghiệp là ngành có tính đặc thù không cho lợi nhuận trước mắt, vì vậy cần có sự đầu tư thỏa đáng về ngân sách và có cơ chế chính sách riêng.

- Một nguyên nhân khách quan khác là cây lâm nghiệp có chu kỳ dài ngày, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thiên nhiên, rủi ro lớn, lợi nhuận thấp nên chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư.

- Người dân và các chủ rừng thiếu vốn đầu tư để trồng rừng theo hình thức thâm canh tập trung và không có điều kiện để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác, cơ chế đối với các nhà đầu tư.

- Trồng rừng theo quy mô hộ gia đình với diện tích nhỏ lẻ là hạn chế lớn nhất đối với việc xây dựng vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung.

- Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh nghề rừng hầu như không có, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâm nghiệp hiện nay.

- Công tác giao đất khoán rừng hoàn thành năm 1997 nhưng đến nay bộc lộ nhiều điểm bất cập nhưng chưa được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp chưa thật sự hợp lý và hiệu quả.

- Tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất lâm nghiệp còn hạn chế, cây giống chủ yếu sản xuất thủ công, chưa tạo ra được những giống cây chất lượng cao phục vụ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện hòa bình (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)