Phương pháp điều tra xã hội học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện hòa bình (Trang 32 - 34)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này được coi là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện đại và là phương pháp định tính. Các thông tin thu thập qua điều tra giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp các ý kiến, các quan điểm khác nhau từ nhiều đối tượng như: Khách du lịch, cán bộ quản lý, cộng đồng dân cư sống tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Thông qua việc tiếp xúc, giao tiếp, trao đổi thông tin hay bằng cách phát phiếu điều tra, để thể thu thập được các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Các bước tiến hành như sau:

Buớc 1: Thiết kế bảng câu hỏi:

Phỏng vấn bằng phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở. Hình thức, nội dung, và số lượng phiếu điều tra được thiết kế có sự khác nhau đối với từng đối tượng:

Đối với khách du lịch (khách nội địa): Số lượng phiếu điều tra 100 phiếu, mỗi phiếu bao gồm 10 câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở (Mẫu phiếu 01).

Đối với Người dân địa phương: Số lượng phiếu điều tra 40 phiếu, mỗi phiếu bao gồm 10 câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở (Mẫu phiếu 02).

Đối với cán bộ quản lý: Số lượng phiếu điều tra 10 phiếu, mỗi phiếu bao gồm 10 câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở (Mẫu phiếu 03).

Bước 2: Địa bàn điều tra:

Địa bàn điều tra chỉ bám sát cộng đồng dân cư vùng hồ thủy điện Hòa Bình gồm các xã, phường thuộc các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu và thành phố Hòa Bình, các du khách gặp ngay tại các điểm du lịch thuộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

Bảng 2.1: Phân bổ số lượng phiếu điều tra tại địa bàn nghiên cứu

TT Huyện/TP Khách du lịch

Người dân địa phương

Cán bộ quản lý

1 TP Hòa Bình Thung Nai 10 4 1

2 Cao Phong Bình Thanh 10 4 1

Thái Thịnh 10 4 1

3 Mai Châu Sơn Thủy 20 8 2

4 Đà Bắc

Vầy Nưa 10 4 1

Tiền Phong 10 4 1

Hiền Lương 10 4 1

5 Tân Lạc Suối Hoa 20 8 2

Tổng số: 100 40 10

Bước 3: Chọn khách du lịch để điều tra:

Nghiên cứu tập trung vào các đối tượng khách du lịch nội địa đến tham quan, du lịch và lưu trú tại nhiều địa điểm khác nhau thuộc các xã vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Khách du lịch được lựa chọn để phỏng vấn có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, không phân biệt giới tính.

Bước 4: Thời gian điều tra:

Do vùng hồ thủy điện Hòa Bình có các địa điểm du lịch tương đối đa dạng để đảm bảo thông tin chính xác cần tiến hành điều tra trong thời gian 2 tháng thực tế kết hợp với thu thập số liệu cung cấp bởi ban quản lý rừng phòng hộ sông Đà, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, “Niên giám thống kê” tỉnh Hòa Bình, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình.

Khảo sát thực địa với các nội dung tìm hiểu các tài nguyên du lịch, dịch vụ sẵn có, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có và đời sống, trình độ nhận thức về du lịch sinh thái của Người dân địa phương; Thực trạng hoạt động du lịch, đánh giá

và tìm hiểu thêm các yếu tố tạo nên các sản phẩm cho loại hình du lịch. Thời gian cụ thể thực hiện như sau:

Đi thực địa tại xã Thái Thịnh, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình từ ngày 01 tháng 06 năm 2020 đến ngày 15 tháng 06 năm 2020.

Đi thực địa tại các xã Thung Nai, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình từ ngày 16 tháng 06 năm 2020 đến ngày 30 tháng 06 năm 2020.

Đi thực địa tại xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình từ ngày 01 tháng 07 năm 2020 đến ngày 15 tháng 07 năm 2020.

Đi thực địa tại xã Sơn Thủy, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình từ ngày 16 tháng 08 năm 2020 đến ngày 31 tháng 08 năm 2020.

Đi thực địa tại xã Vầy Nưa, xã Tiền Phong, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từ ngày 01 tháng 09 năm 2020 đến ngày 15 tháng 09 năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện hòa bình (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)