Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng thực vật phía tây bắc khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu tuyên quang (Trang 44)

Kết quả nghiên cứu 4.1. xác định và xây dựng danh lục loài

Từ những mẫu vật thu được trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được bảng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại phía Tây Bắc Khu BTTN Chạm Chu - Tuyên Quang dựa theo hệ thống Brummitt (1992) (xem phần phụ lục). Theo bảng danh lục này, chúng tôi đã thống kê được trong HTV, TB-CC có tổng số 747 loài thuộc 476 chi và 148 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Ngành Thông đất - Lycopodiophyta: 9 loài, 4 chi, 2 họ; Ngành Cỏ tháp bút (ngành Thân đốt) - Equisetophyta: 1 loài, 1 chi, 1 họ; Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta: 47 loài, 27 chi, 13 họ; Ngành Hạt trần -Gymnospermae: 12 loài, 9 chi, 6 họ; Ngành Hạt kín - Angiospermae: 678 loài, 435 chi, 126 họ với 2 lớp là lớp Hai lá mầm -

Dicotyledoneae: 552 loài, 355 chi, 101 họ và lớp Một lá mầm - Monocotyledoneae: 126 loài, 80 chi, 25 họ. Sự phân bố các taxon trong các ngành của HTV, TB-CC được thể hiện trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Sự phân bố của các taxon trong các ngành của HTV, TB-CC

Ngành Họ Chi Loài

Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)

Lycopodiophyta 2 1.35 4 0,84 9 1,20 Equisetophyta 1 0,67 1 0,21 1 0,13 Polypodiophyta 13 8,78 27 5,67 47 6,29 Gymnospermae (Pinophyta) 6 4,05 9 1,89 12 1,60 Angiospermae (Magnoliophyta) 126 85,13 435 91,38 678 90,76 Monocotyledoneae 25 16,89 80 16,80 126 16,86 Dicotyledoneae 101 68,24 355 74,57 552 73,89 Tổng 148 100 476 100 747 100

0 20 40 60 80 100

Lyco Equi Poly Pino Magno

Họ Chi Loài

Ghi chú: Lyco: Lycopodiophyta Equi: Equisetophyta Poly: Polypodiophyta

Pino: Pinophyta = Angiospermae

Magno: Magnoliophyta - Angiospermae

Hình: 4.1. Phân bố của các taxon trong ngành của HTV, TB-CC 4.2. đa dạng về phân loại

4.2.1. Đa dạng về mức độ ngành của HTV, TB-CC

Qua hình (4.1), cho thấy HTV, TB-CC khá phong phú và đa dạng. Sự phân bố của các taxon trong các ngành khá chênh lệch. Trong đó, ngành hạt kín có số lượng loài lớn nhất chiếm 90,76%, số lượng chi chiếm 91,38%, số lượng họ chiếm 85,13% tổng số loài, chi, họ của cả hệ thực vật. Tiếp đến là ngành Dương xỉ có số loài là 47 chiếm 6,29% thuộc 27 chi chiếm 5,67% trong 13 họ chiếm 8,78% tổng số loài, chi, họ thực vật của cả hệ.

Trong 3 ngành còn lại của HTV, TB-CC đã tìm thấy được là các ngành Thông Đất, Cỏ tháp bút (Thân đốt), ngành Hạt trần thì số lượng và tỉ lệ của các họ, chi, loài so với toàn khu HTV, TB-CC đều rất thấp. Riêng đối với ngành Khuyết lá thông hiện không tìm thấy một đại diện nào trong HTV, TB-CC.

Như vậy, HTV, TB-CC với sự phân bố của các taxon trong bảng (4.2) không chỉ nói lên sự đa dạng của nó mà còn phản ánh sự tồn tại của các loài, chi, họ thuộc nhóm thực vật được coi là tổ tiên trên trái đất. Đặc biệt là sự xuất hiện của các chi

Lycopodium, Selaginellalà những đại diện còn sót lại của ngành Thông đất và 1 chi

Equisetum với 1 loài duy nhất của ngành Cỏ tháp bút (Thân đốt) đã được tìm thấy ở nơi đây cho thấy đây là các chi thực vật cổ trong nhóm thực vật có bào tử bậc cao -

Pteriophytescòn tồn tại trên trái đất.

Bên cạnh đó, nếu so sánh sự phân bố của các taxon trong các ngành của HTV, TB-CC với HTV Việt Nam, chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của HTV, TB-CC với HTV Việt Nam TT Ngành HTV, TB-CC HTV, Việt Nam Số loài % Số loài % 1 Psylotophyta 0 0 2 0,02 2 Lycopodiophyta 9 1,20 56 0,54 3 Equisetophyta 1 0,13 3 0,03 4 Polypodiophyta 47 6, 29 713 6,93 5 Pinophyta 12 1,60 51 0,56 6 Magnoliophyta 678 90,76 9462 91,98 Tổng 747 100 10287 100

Từ số liệu trên cho thấy: Vai trò của các ngành trong các hệ thực vật với ưu thế hàng đầu của ngành Hạt kín chiếm trên 90% tổng số loài của cả hệ thực vật. Tiếp đến là ưu thế thuộc về ngành Dương xỉ với 6,29% đối với HTV, TB-CC và 6,93% đối với HTV Việt Nam. Đại diện của 2 ngành là Hạt trần và Thông đất giữ vai trò gần ngang nhau trong mỗi hệ với 1,60% và 1,20 ở HTV, TB-CC và 0,56% và 0,54% ở HTV Việt Nam, trong đó đáng lưu ý đại diện của ngành Hạt trần so với HTV Việt Nam có tỷ lệ lớn hơn gần gấp 3 lần (0,56% của HTV Việt Nam và 1,60% ở HTV, TB-CC). Ngành Dương xỉ ở HTV, TB-CC và HTV Việt Nam có tỷ lệ gần tương đương nhau (6,29% đối với HTV, TB-CC và 6,93% đối với hệ thực vật Việt

Nam). Trong đó, ngành Khuyết Lá thông không tìm thấy loài nào ở HTV, TB-CC, còn trong HTV Việt Nam có 2 loài, chiếm tỷ lệ 0,02% tổng số loài của cả hệ.

Khi so sánh tỷ lệ % số loài trong các ngành giữa HTV, TB-CC với một số HTV khác, chúng ta cũng thấy được sự phân bố không đồng đều của các taxon trong các ngành của mỗi HTV. Điều này được thể hiện qua Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của Hệ Thực vật TB-CC với các HTV VQG Ba Bể (Bắc Kạn), HTV khu BTTN Na Hang (Tuyên Quang), HTV VQG

Cúc Phương (Ninh Bình)

Ngành HTV, TB-CC HTV Ba Bể HTV Na Hang

HTV Cúc Phương

Số loài % Số loài % Số loài % Số loài %

Psylotophyta 0 0 0 0 0 0 1 0,06 Lycopodiophyta 9 1,20 4 0,74 5 0,43 9 0,50 Equisetophyta 1 0,13 0 0 0 0 1 0,06 Polypodiophyta 47 6,29 31 5,77 63 5,42 127 7,00 Pinophyta 12 1,60 2 0,37 11 0,95 3 0,17 Magnoliophyta 678 90,76 500 93,11 1083 93,20 1676 92,24 Tổng 747 100 537 100 1162 100 1817 100

Điểm nổi bật nhất đáng lưu ý là sự phân bố không đều của taxon bậc loài trong các ngành, vẫn là sự thống trị của ngành Hạt kín sau đó đến ngành Dương xỉ, các ngành còn lại chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ hay không có. Ngành Hạt kín ở HTV, Na Hang đứng đầu với 93,20%, tiếp đến là các hệ thực vật khác nhưng dù ở hệ thực vật nào đi chăng nữa thì tỷ lệ đó vẫn lớn hơn 90%. Ngành Dương xỉ của HTV, TB-CC chiếm tỷ lệ 6,29%, tuy thấp hơn tỷ lệ ở HTV Cúc Phương (7,00%) nhưng lại cao hơn ở HTV Ba Bể (5,77%), Na Hang (5,42%). Các ngành còn lại chỉ chiếm tỷ lệ rất ít hay chưa tìm thấy trong các hệ thực vật. Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ các loài trong cùng một ngành giữa các HTV là do mỗi vùng, mỗi HTV đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau hay cũng có thể do thực tế của quá trình nghiên cứu chi tiết, rộng khắp,… của từng vùng cũng khác nhau. Đây là nguyên

nhân chính dẫn đến sự xuất hiện loài trong các ngành cũng như sự chênh lệch về tỷ lệ của tổng số loài trong từng ngành ở mỗi hệ thực vật.

0 20 40 60 80 100

Psil Lyco Equi Poly Pino Magno

TB-CC Ba Bể Na Hang Cỳc Phương

Ghi chú: Psil: Psilotophyta Lyco: Lycopodiophyta Equi: Equisetophyta Poly: Polypodiophyta

Pino: Pinophyta = Angiospermae

Magno: Magnoliophyta - Angiospermae

Hình: 4.2. Phổ so sánh tỷ lệ % số loài trong từng ngành của HTV, TB-CC với các hệ thực vật VQG Ba bể, KBTTN Na Hang, VQG Cúc Phương

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng cao hay thấp là diện tích vùng nghiên cứu. Tiến hành so sánh trên một đơn vị diện tích, chúng tôi cũng thấy sự khác nhau đó thông qua Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Bảng so sánh số loài trên cùng một đơn vị diện tích giữa HTV, TB- CC với hệ thực vật của VQG Ba Bể, khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương Hệ Thực vật Diện tích (Km2) Số loài Số loài/km2

HTV, TB-CC 130 747 5,74

HTV, VQG Ba Bể 70 537 7,67

Qua số liệu ở bảng (4.4), cho chúng ta thấy HTV, TB-CC với một diện tích nhỏ mà chúng tôi đã điều tra (chỉ ở phía Tây Bắc của Khu Bảo Tồn) đã thu thập được 747 loài, điều này chứng tỏ sự đa dạng về thành phần loài thực vật ở đây khá cao.

Sự phân bố không đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện trong ngành, số loài trên một diện tích,…mà còn được thể hiện ngay trong các lớp của ngành Hạt kín. Tiến hành phân tích sâu hơn về ngành Hạt kín chúng tôi thu được kết quả như sau: lớp Hai lá mầm Dicotyledoneae (hay lớp Mộc lan - Magnoliopsida) chiếm ưu thế với số loài là 552 - chiếm 73,89%, số chi là 355 - chiếm 74,57%, và số họ là 101 - chiếm 68,24% của hệ. Lớp Một lá mầm - Monocotyledoneae (hay lớp Hành - Liliopsida) chiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn, có số loài là 126 - chiếm 16,86%, số chi là 80 - chiếm 16,80%, và số họ là 25 - chiếm 16,89%. Tỷ lệ giữa lớp Dicotyledoneae và lớp Monocotyledoneae là 4,38 nghĩa là cứ 4,38 loài thuộc lớp Hai lá mầm thì có một loài thuộc lớp Một lá mầm, tương tự như thế tỷ lệ ở các cấp họ và chi là 4,04 và 4,43. Từ đó, có thể khẳng định được tính ưu thế vượt trội của lớp Dicotyledoneae trong ngành Angiospermae, thậm chí trong toàn hệ thực vật, cụ thể ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Sự phân bố của các taxon trong ngành Angiospermae

Lớp Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Dicotyledoneae 101 80,16 355 81,61 552 81,42 Monocotyledoneae 25 19,84 80 18,39 126 18,58 Tổng 126 100 435 100 678 100 Tỷ lệ 4,04 4,43 4,38

0 20 40 60 80 100 Họ Chi Loài Magnoliopsida Liliopsida

Hình: 4.3. Phân bố của các lớp trong ngành Angiospermae

Tiến hành so sánh số loài giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm của HTV, TB-CC với một số HTV khác, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ M/D* ở HTV, TB-CC là 4,38, ở VQG Ba Bể là 1/9, ở khu BTTN Na Hang là 1/3,36, ở VQG Cúc Phương là 1/3,30. Vậy tỷ lệ này ở VQG Cúc Phương là cao nhất, tiếp đến là khu BTTN Na Hang và thấp nhất ở VQG Ba Bể. Tỷ lệ M/D ở HTV, TB-CC tuy thấp hơn VQG Cúc Phương, KBTTN Na Hang nhưng lại cao hơn VQG Ba Bể. Số liệu này được chỉ ra ở Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của lớp một lá Mầm và Hai lá mầm trong ngành thực vật hạt kín giữa HTV, TB-CC với HTV, VQG Ba Bể, khu

BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương

Ngành HTV, TB-CC HTV Ba Bể HTV Na Hang HTV CúcPhương

Số

loài % loàiSố % loàiSố % loàiSố % Monocotyledoneae 126 18,58 50 10 248 22,89 390 23,27

Dicotyledoneae 552 81,41 450 90 835 77,10 1286 76,73 Angiospermae 678 100 500 100 1083 100 1676 100 Tỷ lệM/D 1/4,38 1/9,00 1/3,36 1/3,30

0 20 40 60 80 100 TB-CC Ba Bể Na Hang Cỳc Phương Monocotyledoneae Dicotyledoneae

Hình: 4.4.Phổ so sánh tỷ lệ % số loài của lớp Một lá mầm và Hai lá mầm trong

ngành thực vật hạt kín giữa HTV, TB-CC với HTV, VQG Ba Bể, khu BTTN , VQG Cúc Phương

Khi phân tích các chỉ số của các taxon trong HTV, TB-CC nhận được kết quả sau: chỉ số họ là 5,04 (trung bình mỗi họ có 5,04 loài), chỉ số chi là 1,56 (trung bình mỗi chi có 1,56 loài) và chỉ số chi trên chỉ số họ là 3,21 (trung bình mỗi họ có 3,21 chi). Nếu đem so sánh các chỉ số này với các chỉ số ở một số hệ thực vật khác, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Bảng so sánh các chỉ số của HTV, TB-CC với các chỉ số của HTV, VQG Ba Bể, HTV khu BTTN Na Hang, HTV, VQG Cúc Phương

Các chỉ số TB-CC Ba Bể Na Hang Cúc Phương

Chỉ số họ 5,04 4,36 7,30 9,66

Chỉ số chi 1,56 1,53 1,89 2,17

Chỉ số chi/họ 3,21 2,82 3,86 4,46

Từ các số liệu trong bảng (4.7), chúng tôi nhận thấy ở HTV, TB-CC có tổng các chỉ số so với HTV Na Hang là gần tương đương nhau. Duy chỉ có chỉ số họ ở HTV Na Hang cao hơn nhiều so với THV, TB-CC, còn chỉ số chi và chỉ số chi/họ HTV Na Hang chỉ cao hơn HTV, TB-CC không đáng kể. Sở dĩ có chỉ số cao hơn này ở HTV, Na Hang là bởi địa hình núi đá vôi của Na Hang và mức độ ẩm ướt của HTV Na Hang. So với HTV Ba Bể thì chỉ các số ở HTV, TB-CC có cao hơn chút ít

nhưng so với HTV Cúc Phương thì chỉ số này lại thấp hơn nhiều. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế do các HTV khác như VQG Cúc Phương, khu BTTN Na Hang đã được nghiên cứu từ khá lâu và khá kỹ càng, mặt khác ở HTV Ba Bể lại là TV trên các núi đá vôi, nhiều sườn dốc nên mức độ đa dạng loài cũng kém hơn so với HTV, TB-CC là HTV chủ yếu núi đất.

4.2.2. Đa dạng ở mức độ họ của HTV, TB-CC

Việc đánh giá và phân tích đa dạng ở mức độ họ cũng là một phần quan trọng khi nghiên cứu đa dạng một HTV. Thông thường khi đánh giá tính đa dạng của một hệ thực vật, người ta thường phân tích 10 họ lớn nhất của hệ đó. Bởi vì: "Tỷ lệ (%) của 10 họ giàu loài nhất được xem là bộ mặt của mỗi hệ thực vật và là chỉ tiêu so sánh đáng tin cậy. Vì nó không phụ thuộc vào diện tích nghiên cứu cũng như mức độ giàu loài của hệ thực vật.". Tuân theo quy luật chung đó, chúng tôi đã phân tích 10 họ lớn nhất trong khu hệ thể hiện ở Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Bảng thống kê 10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật TB-CC

TT Tên họ Số loài Số chi

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Acanthaceae 20 2,68 10 2,10 2 Annonaceae 21 2,81 11 2,31 3 Asteraceae 17 2,27 15 3,15 4 Euphorbiaceae 38 5,09 17 3,57 5 Lauraceae 26 3,48 9 1,89 6 Melastomataceae 16 2,14 11 2,31 7 Myrsinaceae 16 2,14 3 0,63 8 Rubiaceae 33 4,42 22 4,62 9 Orchidaceae 27 3,62 19 3,99 10 Poaceae 16 2,14 13 2,73 Tổng 230 30,78 130 27,31

Từ bảng (4.8), cho thấy: với 10 họ (chỉ chiếm 6,75% tổng số họ toàn hệ) nhưng đã có tới 130 chi (chiếm 27,31%) và 230 loài (chiếm 30,78%). Họ giàu loài nhất là Euphorbiaceae có tới 38 loài (chiếm 5,09%), tiếp theo là các họ Rubiaceae có 33 loài, Orchidaceae có 27 loài, Lauraceae với 26 loài,...

4.2.3. Đa dạng ở mức độ chi của HTV, TB-CC

Đề cập đến các chi đa dạng là đề cập đến tính giàu loài của nó. HTV, TB-CC có khá nhiều chi giàu loài, chiếm tỷ lệ lớn số loài của toàn khu hệ. Khi xét đến mức độ này, chúng tôi đã phân tích 15 chi đa dạng nhất - với số loài từ 5 trở lên và thu được kết quả thể hiện ở Bảng 4.9.

Bảng 4.9. Thống kê các chi đa dạng nhất trong hệ thực vật TB-CC

TT Tên chi Thuộc họ Số loài

Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Ardisia Myrsinaceae 12 1,60 2 Ficus Moraceae 9 1,21 3 Strobilanthes Acanthaceae 9 1,21 4 Litsea Lauraceae 8 1,07 5 Begonia Begoniaceae 7 0,94 6 Asplenium Aspleniaceae 6 0,80 7 Alpinia Zingiberaceae 6 0,80 8 Smilax Smilacaceae 6 0,80 9 Antidesma Euphorbiaceae 6 0,80 10 Psychotria Rubiaceae 5 0,67 11 Lasianthus Rubiaceae 5 0,67 12 Helicia Proteaceae 5 0,67 13 Piper Piperaceae 5 0,67 14 Tectaria Dryopteridaceae 5 0,67 15 Selaginella Selaginellaceae 5 0,67 Tổng số 99 13,25

Kết quả ở bảng (4.9) cho thấy: trong 15 chi thuộc 14 họ có 95 loài - chiếm 13,25% tổng số loài và chiếm 9,45% tổng số họ toàn hệ thực vật. Chi lớn nhất là

Ardisia (họ Myrsinaceae) có 12 loài, kế tiếp là các chi Ficus (Moraceae) và

Strobilanthes (Acanthaceae) cùng có 9 loài, chi Litsea (Lauraceae) có 8 loài và chi

Begonia(Begoniaceae) có 7 loài,...

4.3.đa dạng về giá trị tài nguyên của HTV, TB-CC

4.3.1.Đa dạng về giá trị sử dụng

Bảng 4.10. Thống kê các giá trị sử dụng của hệ thực vật TB-CC TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài % tổng số

1 Cây có chất độc Độc 6 0,80 2 ăn củ Ac 6 0,80 3 ăn hạt Ah 9 1,20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng thực vật phía tây bắc khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu tuyên quang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)