Đa dạng về giá trị sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng thực vật phía tây bắc khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu tuyên quang (Trang 54)

Bảng 4.10. Thống kê các giá trị sử dụng của hệ thực vật TB-CC TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài % tổng số

1 Cây có chất độc Độc 6 0,80 2 ăn củ Ac 6 0,80 3 ăn hạt Ah 9 1,20 4 ăn quả Aq 50 6,70 5 Bóng mát Bm 7 0,93 6 Làm cảnh C 58 7,78 7 Các công dụng khác Cdk 20 2,68 8 Dây buộc Db 5 0,67

9 Cho dầu ăn hay dầu sử dụng trong công nghiệp

Dcn, Da 24 3,21

10 Cho gỗ G 109 14,61

11 Giấy Giấy 7 0,93

12 Gia vị Gv 11 1,47

13 Nước uống N uống 9 1,20

14 Cho nhuộm Nh 15 2,01 15 Phân xanh Px 9 1,20 16 Rau ăn R 65 8,71 17 Cho sợi S 21 2,81 18 Sơn Sơn 2 0,27 19 Làm thuốc T 365 48,92

20 Thức ăn gia súc Tags 20 2,68

21 Cho tinh dầu Td 12 1,60

22 Cho Ta nin Tn 17 2,27

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, chúng tôi đã thống kê được 482 loài cây ít nhiều có giá trị sử dụng, chiếm 64,52% số loài của hệ, trong đó số loài cây được dùng làm thuốc là 365, chiếm 48,90% tổng số loài toàn hệ. Còn các giá trị khác chiếm tỷ lệ thấp hơn: cho gỗ 109 loài chiếm 14,59%, làm cảnh 58 loài chiếm 7,76%, các loài cho sản phẩm ăn được bao gồm cho rau ăn: 65 loài chiếm 8,70%; ăn quả: 50 loài chiếm 6,69%; ăn hạt: 9 loài chiếm 1,20%; ăn củ có 6 loài chiếm 0,80%, thức ăn gia súc 20 loài chiếm 2,68%, làm phân xanh 9 loài chiếm 1,20% và cây cho dầu ăn hay dầu sử dụng trong công nghiệp 24 loài chiếm 3,21% tổng số loài trong hệ. Bên cạnh đó phải kể đến một số lượng đáng kể các cây cho chất để nhuộm, sợi, gia vị,... Các loài có giá trị sử dụng được thể hiện ở Bảng 4.10.

0 10 20 30 40 50 Thuốc Gỗ Cảnh Rau ăn Cho dầu Thức ăn gia sỳc Phõn xanh Cho sợi Cõy độc Phần trăm

Hình:4.5. Biểu đồ các nhóm công dụng chính của Khu hệ thực vật TB-CC

Qua hình (4.5.), chúng ta có thể thấy mức độ đa dạng về tài nguyên của HTV nơi đây là khá cao. Thuộc nhóm cây làm thuốc có một số loài khá nổi tiếng như: Tắc kè đá - Drynaria bonii; Lonicera japonica Thunb; Trọng lâu nhiều lá - Paris polyphylla Franch. (Trilliaceae); Thalictrum foliolosum DC…. Thuộc nhóm cây gỗ có một số loài nằm trong danh sách các loài gỗ quý hiếm, có giá trị cao như: Thôi ba trung quốc - Alangium chinense (Lour.) Rehd.; Sến mật - Madhuca pasquieri

(Dubard) H.J.Lam (Sapotaceae); Nghiến -Excentrodendron tonkinense(Gagnep.) Chang & Miau (Tiliaceae); Hoàng đàn giả - Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook. (Podocarpaceae); Trai lý - Garcinia fagraeoidesA. Chev. (Clusiaceae); Vàng Tâm - Manglietia fordiana (Hensl.) Oliv. (Magnoliaceae); Lim vàng -Peltophorum

dasyrrhachis (Miq.) Kurz. (Caesalpiniaceae); Kim giao - Nageia fleuryi(Hickel) de Laub. (Podocarpaceae); đặc biệt là rừng Pơ mu - Fokienia hodginsii (Dunn.) A. Henry & H. H. Thomas (Cupressaceae) gần như thuần loại ở trên đỉnh núi Chạm Chu. Các loài làm gỗ chủ yếu nằm trong các họ Podocarpaceae, Caesalpiniaceae, Dipterocarpaceae, Lauraceae, Fagaceae, Magnoliaceae,... . Một số loài thường trồng làm cảnh như: Anoetochilus sp; Dendrobium sp.; Crinum asiaticum L. Một số loài cho dầu như Muối -Rhus succaedanea (L.) Mold.; Thầu dầu - Ricinus communisL. (Euphorbiaceae),...

Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã thống kê được 6 loài cây có chứa độc tố. Các độc tố có thể tập trung ở Hạt, ở lá hay toàn cây. Cây thuộc nhóm này có rất nhiều công dụng, chẳng hạn như làm thuốc trị giun sán (Antiaris toxicaria (Pers.) Lesch.,

Jassmium sambac(L.) Ait.) và nhiều cây được dùng làm thuốc trừ sâu (ưu điểm của loại thuốc trừ sâu này là không gây hại cho sức khoẻ con người và không làm ô nhiễm môi trường).

So sánh một số giá trị nổi bật như làm thuốc, lấy gỗ, ăn được, làm cảnh với các HTV khác như HTV Ba Bể, HTV Na Hang, chúng ta có kết quả: Thuốc/Gỗ/ăn được/Cảnh (HTV, TB-CC/ HTV, Ba Bể/HTV, Na Hang) = 48,92%/41,52%/48,02%- 14,61%/30,35%/14,2%-8,71%/21,41%/14,37%-7,77%/12,47%/9,38%. Qua kết quả so sánh, chúng tôi thấy ưu thế nổi bật về giá trị tài nguyên của các loài thực vật nơi đây là cây được sử dụng làm thuốc, giá trị này chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 HTV. Tuy vậy, các giá trị sử dụng khác hầu như ở HTV, TB-CC đều thấp hơn ở HTV Ba Bể và Na Hang.

3.3.2. Đa dạng về các loài có nguy cơ bị tiêu diệt

Ngoài việc đánh giá tính ĐDSH chung, việc đánh giá các loài có nguy cơ bị tiêu diệt trong vùng nghiên cứu là hết sức quan trọng nhằm góp phần định hướng cho chính sách ưu tiên trong công tác bảo tồn. Hệ thực vật TB-CC nói riêng và toàn khu bảo tồn nói chung phải chịu rất nhiều sức ép do các hoạt động dân sinh. Sức ép dân số đã gây ra những hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến hệ thực vật. Đó là nạn phá rừng, chặt gỗ làm nguyên liệu sản xuất hoặc làm củi,... hậu quả của nó là diện tích

rừng giảm đi nhanh chóng đi kèm với các nguy cơ sinh thái. Cuối cùng làm cho số loài bị tuyệt chủng có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng tăng.

Căn cứ theo cuốn “Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật”, “Thông Việt Nam” chúng tôi đã thống kê được ở HTV, TB-CC có tất cả 28 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc diện cần phải bảo vệ (chiếm 3,75 % tổng số loài của toàn hệ). Kết quả cụ thể ở Bảng 4.11.

Tổng cộng tất cả có 28 loài cây ở phân khu TB-CC được đề cấp tới trong sách đỏ Việt Nam hay trong các chuyên khảo như Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn năm 2004. Trong đó có một loài trong diện nguy cấp làAnoectochilus calcareus Aver (Orchidaceae), đây là loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao ở Việt Nam do khai thác làm cảnh quá mức. Bên cạnh đó, một loài khá quan trọng khác là Nghiến -Excentrodendron tonkinense(Gagnep.) Chang & Miau (Tiliaceae). Nghiến là loài có vùng phân bố hẹp ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa, hay loài Pơ mu -

Fokienia hodginsii(Dunn.) A. Henry & H. H. Thomas (Cupressaceae), loài cây này thích nghi tốt trên núi đá vôi. ở các quốc gia khác, Pơ mu hiện là loài đang bị khai thác trên quy mô lớn và các quần thể trở nên bị phân cách và cô lập, đã được xếp vào mức gần tuyệt chủng theo tiêu chí của IUCN, 1994. ở Việt Nam loài này được xếp vào mức đang tuyệt chủng dựa trên mức suy giảm về nơi sống và do phát triển của các hoạt động khai thác (Nguyễn Tiến Hiệp et al, 2005). Mặt khác, ở HTV, TB- CC cũng như các khu vực được bảo vệ khác các loài này đóng vai trò quan trọng trong các kiểu rừng đai cao. Một số loài khác thuộc diện “sẽ nguy cấp” là:

Manglietia fordiana Oliv. (Magnoliaceae), Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. (Apocynaceae), Trai lý - Garcinia fagraeoides (Clusiaceae), Cơm nguội rừng -

Ardisia sylvestris Pitard (Myrsinaceae) và một số loài đặc hữu miền Bắc khác thường phân bố ở các khu vực rừng thấp trên núi đá vôi. Đây cũng là các loài có chất lượng tốt hay làm thuốc quý được ưa chuộng, đặc biệt có Thông pà cò - Pinus kwangtungensisChun ex Tsiang do những nghiên cứu trên hiện trường rộng mới đây đã được đổi từ đang bị tuyệt chủng thành sắp bị tuyệt chủng do bị tiêu giảm ít nhất 30% trong 3 thế hệ do mất nơi sống và khai thác trực tiếp, chắc chắn vẫn tiếp tục bị

suy giảm ít nhất 10% trong 3 thế hệ tiếp theo do tiếp tục bị chặt hạ gỗ bất hợp pháp

Bảng 4.11. Bảng thống kê các loài đang bị đe dọa ở Khu bảo tồn TB-CC

T

T Tên khoa học Tên Việt Nam Họ Mứcđộ

1 Drynaria bonii H. Christ Tắc kè bon Polypodiaceae T 2 Fokienia hodginsii(Dunn.) A. Henry &

H. H. Thomas Pơ mu Cupressaceae K

3 Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. Hoàng đàn giả Podocarpaceae V 4 Dacrycarpus imbricata (Blume) Laub. Thông nàng Podocarpaceae V 5 Nageia fleuryi(Hickel) de Laub. Kim giao Podocarpaceae V 6 Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang Thông pà cò Pinaceae V 7 Rauvolfia verticillata(Lour.) Baill. Ba gạc vòng Apocynaceae V 8 Podophyllum tonkinensis Gagnep. Bát giác liên Berberidaceae V 9 Pauldopia ghorta (G.Don) Steen. Đinh vàng Bignoniaceae T 10 Codolopsis javanica(Blume) Hook. f. Đảng sâm Campanulaceae V 11 Garcinia fagraeoides A.Chev. Trai lý Clusiaceae V 12 Manglietia fordianaOliv. Vàng tâm Magnoliaceae V 13 Chukrasia tabularis A.Juss. Lát hoa Meliacae K 14 Ardisia mamillata Hance Lưỡi cọp đỏ Myrsinaceae V 15 Ardisia sylvestris Pitard Cơm nguội

rừng Myrsinaceae V 16 Meliantha suavisPierre Rau sắng Opiliaceae K 17 Mussaenda glabra Vahl. Bướm bạc nhẵn Rubiaceae R 18 Delavaya toxocarpa Franch. Dầu chòng Sapindaceae R 19 Paviesia annamensisPierre Cò kén Sapindaceae R 20 Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.

Lam. Sến mật Sapotaceae K

21 Excentrodendron tonkinense (Gagnep.)

Chang & Miau Nghiến Tiliaceae V

22 Disporopsis longifolia Craib Song song bào Convallariaceae V 23 Ophiopogon tonkinensis Rodr. Xà bì bắc bộ Convallariaceae R 24 Carex trongiiK. Khoi Cói túi cúc

phương Cyperaceae V 25 Dioscorea collettii Hook. f. Từ collett Dioscoreaceae R 26 Anoectochilus calcareusAver Kim tuyến đá

vôi Orchidaceae E

27 Smilax elegantissima Gganep. Kim cang tán

không cuống Smilacaceae V 28 Smilax petelotiiT. Koyana. Kim cang

để dùng ở địa phương và khả năng tái sinh tự nhiên thấp. Điều này cùng với sự suy giảm của diện tích rừng mưa vùng thấp - nơi sống chính của chúng đã dẫn đến nguy cơ bị đe doạ. Thuộc diện hiếm là Vulnerable có các loài: Kim cang petelot - Smilax petelotii T. Koyana. (Smilacaceae) loài dây leo thảo Đẳng sâm - Codonopsis javanica (Campanulaceae). Với y học dân tộc thì loài Đảng sâm là một cây được dùng làm thuốc. Nhưng ở TB-CC việc sử dụng loài cây này chữa bệnh chưa được ghi nhận.

Ngoài ra, còn có một số loài được thống kê trong sách đỏ Việt Nam chưa rõ mức độ nguy cấp. Đồng thời, có những loài mặc dù chưa thống kê nhưng nay có nguy cơ bị đe doạ cao, do bị khai thác quá mức như: Bình vôi - Stephania rotunda

(Menispemaceae) và Mía dò - Costus speciosus (Costaceae), hay loài Thông tre lá dài -Podocarpus neriifolius D. Don. do có khu phân bố rộng nên không được đánh giá là bị đe dọa mặc dù các cây của loài này ngày càng trở nên hiếm hơn chủ yếu là do những thay đổi của môi trường sống, hoặc Thông nàng -Dacrycarpus imbricata

(Blume) Laub. Cũng tương tự như vậy, mặc dù hiện trạng quốc gia chưa có đánh giá nào về loài này nhưng do qui mô phá rừng trên toàn bộ vùng phân bố của 3 loài trong 3 thế hệ cuống cùng và những thay đổi này vẫn đang tiếp tục diễn ra nên hiện nay đang được kiến nghị đưa vào mức sắp bị tuyệt chủng (Nguyễn Tiến Hiệp et al, 2005),...

Bên cạnh đó, phải kể đến loài Chè quả to -Camellia hamyenensis (Theaceae) mới được phát hiện tại khu HTV, TB-CC, loài này hiện đang là loài chè đặc hữu hẹp ở HTV, TB-CC. Đây cũng là nguồn gen quý hiếm mới được các nhà khoa học trong nước cũng như hiệp hội chè Quốc tế công nhận tại Hội nghị Chè thế giới ghi nhận. Đây cũng là bước triển vọng lớn cho việc phát hiện ra các nguồn gen quý hiếm có thể có tại khu BTTN Chạm Chu này qua việc điều tra, nghiên cứu đầy đủ các dữ liệu khoa học.

So với các HTV khác như HTV Ba Bể, HTV Na Hang thì tỷ lệ số loài cần được ưu tiên bảo vệ ở HTV, TB-CC thấp hơn so với HTV Ba Bể nhưng cao hơn so với HTV Na Hang theo tỷ lệ: HTV, TB-CC/HTV Ba Bể/HTVNa Hang: 3,75%/ 4,28%/ 3,61%.

4.4.đa dạng về các yếu tố địa lý cấu thành HTV, TB-CC

Các taxon cấu thành nên một hệ thực vật cụ thể đều có các yếu tố địa lý đặc trưng riêng (sự phân bố địa lý). Các taxon này có thể là giống nhau hay khác nhau về các yếu tố địa lý thực vật ở mức độ khác nhau. Khi nghiên cứu các yếu tố địa lý hệ thực vật của HTV phía Tây Bắc khu BTTN Chạm Chu, chúng tôi căn cứ vào khung phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) và lần lượt phân tích từ bậc họ đến chi và loài. Theo cách phân chia này chúng tôi có kết quả sau:

4.4.1. Yếu tố địa lý của các họ thực vật

Hệ thực vật này gồm 148 họ thuộc các yếu tố địa lý sau:

- Yếu tố phân bố rộng có 87 họ chiếm tỷ lệ 58,78%, bao gồm các yếu tố: + Yếu tố toàn cầu có 2 họ chiếm tỷ lệ 1,35%.

+ Yếu tố phân bố rộng (yếu tố nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số ôn đới) có 85 họ chiếm tỷ lệ 57,43%.

- Yếu tố nhiệt đới có 53 họ chiếm tỷ lệ 35,81%, gồm các yếu tố thành phần: + Yếu tố liên nhiệt đới có 23 họ chiếm tỷ lệ 15,54%.

+ Yếu tố cổ nhiệt đới có 30 họ chiếm 20,27%. - Yếu tố ôn đới có 8 họ chiếm 5,40%.

Kết quả thống kê trên cho thấy chiếm tỷ lệ cao nhất là các họ thuộc nhóm yếu tố phân bố rộng với tỷ lệ 58,78%, tiếp đến là nhóm yếu tố nhiệt đới tỷ lệ 35,81% (trong đó bao gồm yếu tố liên nhiệt đới 15,54% và yếu tố cổ nhiệt đới 20,27%), ôn đới chiếm tỷ lệ 5,40% và thấp nhất là yếu tố toàn cầu 1,35%

4.4.2. Các yếu tố địa lý của các chi trong hệ thực vật

Sau khi phân tích tất cả các yếu tố địa lý của tất cả các họ ở khu hệ thực vật TB-CC, chúng tôi còn đi sâu nghiên cứu và sắp xếp các yếu tố địa lý của các chi thực vật, kết quả thu được thể hiện ở Bảng 4.12.

Bảng 4.12. Bảng các yếu tố địa lý các chi của HTV, TB-CC và Việt Nam TT Các yếu tố địa lý TB Chạm Chu Việt Nam

Số chi % chi Số chi % chi

1 Yếu tố Toàn thế giới 2 0,42 80 3,70 2 Yếu tố liên nhiệt đới 16 3,36 344 19,3 2-1 Yếu tố nhiệt đớiá- Phi - Mỹ 1 0,21 31 1,44 2-2 Yếu tố nhiệt đớiá- Mỹ 3 0,63 159 7,36 3 Yếu tố cổ nhiệt đới 5 1,05 195 9,03 3-1 Yếu tố nhiệt đớiá- úc 36 7,56 163 7,55 3-2 Yếu tố nhiệt đớiá- Phi 6 1,26 197 9,10 4 Yếu tố châuánhiệt đới 70 14,70 278 12,80 4-1 Yếu tố lục địa Đông Nam á -

Malêsia

34 7,14 146 6,76

4-2 Lục địa Đông Nam á 75 14,49 37 1,71 4-3 Yếu tố lục địa Đông Nam á -

Himalaya

35 7,35 30 1,39

4-4 Đông Dương - Nam Trung Quốc 69 14,49 79 3,66

4-5 Đặc hữu Đông Dương 11 2,31 - -

5 Yếu tố ôn đới 3 0,63 131 6,06

5-1 Ôn đới châuá- Bắc Mỹ 2 0,42 64 2,96 5-2 Ôn đới cổ thế giới 4 0,84 65 3,00 5-3 Ôn đới Địa Trung Hải 3 0,63 32 1,48

5-4 Đôngá 27 5,67 99 4,58

6 Đặc hữu Việt Nam 30 6,32 8 0,37

6-1 Gần đặc hữu Việt Nam 13 2,73 12 0,56 6-2 Đặc hữu Bắc Việt Nam 29 6,09 - -

6-3 Đặc hữu Tuyên Quang 0 0 - -

7 Yếu tố cây trồng và nhập nội 2 0,42 - -

Từ các kết quả ở bảng (4.12) cho thấy ở mức độ chi, yếu tố nhiệt đới chiếm tỷ lệ lớn nhất 348 chi chiếm 73,09% bao gồm ba yếu tố thành phần cơ bản: Liên nhiệt đới 15 chi 3,15%, Cổ nhiệt đới 39 chi chiếm 8,19% và nhiệt đới châu á 294 chi chiếm

61,76% đến là yếu tố ôn đới 39 chi chiếm 8,19%, và yếu tố đặc hữu có 73 chi chiếm tỷ lệ 15,35%, thấp nhất là yếu tố toàn cầu và yếu tố cây trồng chỉ có 2 loài chiếm 0,42%.

4.4.3. Các yếu tố địa lý của các loài trong hệ thực vật

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự phân bố yếu tố địa lý của 747 loài thực vật có mạch trong Khu bảo tồn TB-CC. Kết quả là 737 loài đã xác định, còn 10 loài chưa đủ thông tin để xác định (nhóm này chúng tôi chưa xếp vào yếu tố địa lý nào). Trong số những loài đã được xác định, chúng tôi xếp vào các yếu tố địa lý và được tổng hợp lại như ở Bảng 4.13.

Chúng ta thấy rằng, về cấu trúc cơ bản, yếu tố nhiệt đới nói chung có tỷ lệ rất lớn, 88,85% trong đó nhiệt đới châu áchiếm tỷ lệ lớn nhất 66,62%, tiếp đến là yếu tố đặc hữu với 14,51%, yếu tố cổ nhiệt đới với 7,32%, thấp nhất trong hệ thống các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng thực vật phía tây bắc khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu tuyên quang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)