Đa dạng về các yếu tố địa lý cấu thành HTV, TB-CC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng thực vật phía tây bắc khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu tuyên quang (Trang 60)

Các taxon cấu thành nên một hệ thực vật cụ thể đều có các yếu tố địa lý đặc trưng riêng (sự phân bố địa lý). Các taxon này có thể là giống nhau hay khác nhau về các yếu tố địa lý thực vật ở mức độ khác nhau. Khi nghiên cứu các yếu tố địa lý hệ thực vật của HTV phía Tây Bắc khu BTTN Chạm Chu, chúng tôi căn cứ vào khung phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) và lần lượt phân tích từ bậc họ đến chi và loài. Theo cách phân chia này chúng tôi có kết quả sau:

4.4.1. Yếu tố địa lý của các họ thực vật

Hệ thực vật này gồm 148 họ thuộc các yếu tố địa lý sau:

- Yếu tố phân bố rộng có 87 họ chiếm tỷ lệ 58,78%, bao gồm các yếu tố: + Yếu tố toàn cầu có 2 họ chiếm tỷ lệ 1,35%.

+ Yếu tố phân bố rộng (yếu tố nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số ôn đới) có 85 họ chiếm tỷ lệ 57,43%.

- Yếu tố nhiệt đới có 53 họ chiếm tỷ lệ 35,81%, gồm các yếu tố thành phần: + Yếu tố liên nhiệt đới có 23 họ chiếm tỷ lệ 15,54%.

+ Yếu tố cổ nhiệt đới có 30 họ chiếm 20,27%. - Yếu tố ôn đới có 8 họ chiếm 5,40%.

Kết quả thống kê trên cho thấy chiếm tỷ lệ cao nhất là các họ thuộc nhóm yếu tố phân bố rộng với tỷ lệ 58,78%, tiếp đến là nhóm yếu tố nhiệt đới tỷ lệ 35,81% (trong đó bao gồm yếu tố liên nhiệt đới 15,54% và yếu tố cổ nhiệt đới 20,27%), ôn đới chiếm tỷ lệ 5,40% và thấp nhất là yếu tố toàn cầu 1,35%

4.4.2. Các yếu tố địa lý của các chi trong hệ thực vật

Sau khi phân tích tất cả các yếu tố địa lý của tất cả các họ ở khu hệ thực vật TB-CC, chúng tôi còn đi sâu nghiên cứu và sắp xếp các yếu tố địa lý của các chi thực vật, kết quả thu được thể hiện ở Bảng 4.12.

Bảng 4.12. Bảng các yếu tố địa lý các chi của HTV, TB-CC và Việt Nam TT Các yếu tố địa lý TB Chạm Chu Việt Nam

Số chi % chi Số chi % chi

1 Yếu tố Toàn thế giới 2 0,42 80 3,70 2 Yếu tố liên nhiệt đới 16 3,36 344 19,3 2-1 Yếu tố nhiệt đớiá- Phi - Mỹ 1 0,21 31 1,44 2-2 Yếu tố nhiệt đớiá- Mỹ 3 0,63 159 7,36 3 Yếu tố cổ nhiệt đới 5 1,05 195 9,03 3-1 Yếu tố nhiệt đớiá- úc 36 7,56 163 7,55 3-2 Yếu tố nhiệt đớiá- Phi 6 1,26 197 9,10 4 Yếu tố châuánhiệt đới 70 14,70 278 12,80 4-1 Yếu tố lục địa Đông Nam á -

Malêsia

34 7,14 146 6,76

4-2 Lục địa Đông Nam á 75 14,49 37 1,71 4-3 Yếu tố lục địa Đông Nam á -

Himalaya

35 7,35 30 1,39

4-4 Đông Dương - Nam Trung Quốc 69 14,49 79 3,66

4-5 Đặc hữu Đông Dương 11 2,31 - -

5 Yếu tố ôn đới 3 0,63 131 6,06

5-1 Ôn đới châuá- Bắc Mỹ 2 0,42 64 2,96 5-2 Ôn đới cổ thế giới 4 0,84 65 3,00 5-3 Ôn đới Địa Trung Hải 3 0,63 32 1,48

5-4 Đôngá 27 5,67 99 4,58

6 Đặc hữu Việt Nam 30 6,32 8 0,37

6-1 Gần đặc hữu Việt Nam 13 2,73 12 0,56 6-2 Đặc hữu Bắc Việt Nam 29 6,09 - -

6-3 Đặc hữu Tuyên Quang 0 0 - -

7 Yếu tố cây trồng và nhập nội 2 0,42 - -

Từ các kết quả ở bảng (4.12) cho thấy ở mức độ chi, yếu tố nhiệt đới chiếm tỷ lệ lớn nhất 348 chi chiếm 73,09% bao gồm ba yếu tố thành phần cơ bản: Liên nhiệt đới 15 chi 3,15%, Cổ nhiệt đới 39 chi chiếm 8,19% và nhiệt đới châu á 294 chi chiếm

61,76% đến là yếu tố ôn đới 39 chi chiếm 8,19%, và yếu tố đặc hữu có 73 chi chiếm tỷ lệ 15,35%, thấp nhất là yếu tố toàn cầu và yếu tố cây trồng chỉ có 2 loài chiếm 0,42%.

4.4.3. Các yếu tố địa lý của các loài trong hệ thực vật

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự phân bố yếu tố địa lý của 747 loài thực vật có mạch trong Khu bảo tồn TB-CC. Kết quả là 737 loài đã xác định, còn 10 loài chưa đủ thông tin để xác định (nhóm này chúng tôi chưa xếp vào yếu tố địa lý nào). Trong số những loài đã được xác định, chúng tôi xếp vào các yếu tố địa lý và được tổng hợp lại như ở Bảng 4.13.

Chúng ta thấy rằng, về cấu trúc cơ bản, yếu tố nhiệt đới nói chung có tỷ lệ rất lớn, 88,85% trong đó nhiệt đới châu áchiếm tỷ lệ lớn nhất 66,62%, tiếp đến là yếu tố đặc hữu với 14,51%, yếu tố cổ nhiệt đới với 7,32%, thấp nhất trong hệ thống các yếu tố nhiệt đới là yếu tố liên nhiệt đới, 3,70%; yếu tố ôn đới chiếm 5,83%, thấp nhất là hai yếu tố toàn cầu 0,54% và cây trồng 0,40%, được thể hiện ở Hình 4.6.

Tỷ lệ các yếu tố đặc hữu cho thấy tính chất quan trọng của thực vật bản địa ở khu hệ thực vật TB-CC.ởđây, yếu tố đặc hữu chiếm tỷ lệ 14,51% cũng là tỷ lệ lớn. So với HTV Na Hang thì gần tương đương nhau (Na Hang 15,66%) nhưng so với HTV Ba Bể thì thấp hơn nhiều (Ba Bể 21,04%).

Khi xét từng nhóm yếu tố chúng ta thấy trong phạm vi các loài châu á hệ thực vật Khu Bảo tồn TB-CC được cấu thành bởi các yếu tố: Lục địa đông Nam á (4.2) chiếm tỷ lệ 18,04% (là lớn nhất), tiếp đến là yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc (4.4) chiếm tỷ lệ 16,82%, yếu tố toàn châu á (4) chiếm 15,06%, yếu tố Đông Nam á - Ma lê zi (4.1) chiếm tỷ lệ 6,91%, yếu tố Đông Nam á - Himalaya (4.3) chiếm 6,80% và yếu tố Đông Dương (4.5) chiếm tỷ lệ 2,98%.

Như vậy, qua những kết quả về sự phân bố địa lý của các chi và các loài, xét mối quan hệ giữa HTV, TB-CC với một số yếu tố khác như Himalaya,ấn Độ, Nam Trung hoa và Ma lê zi chúng tôi nhận thấy rằng các loài trong khu HTV, TB-CC có mối quan hệ chặt chẽ nhất với Ma lê zi (Đông Namá) với 18,04%, tiếp đến là Nam

Trung Quốc với 16,82%, với ấn Độ (nhiệt đới châu á) là 15,06%, với Himalaya là 6,08%.

Bảng 4.13. Bảng các yếu tố địa lý các loài của HTV, TB-CC và Việt Nam STT Các yếu tố địa lý TB-Chạm Chu Tổng số

loài

% Số loài % chi

1 Yếu tố Toàn thế giới 4 0,54 4 0,54 2 Yếu tố liên nhiệt đới 23 3,12 30 3,70 2-1 Yếu tố nhiệt đớiá- Phi - Mỹ 3 0,04

2-2 Yếu tố nhiệt đớiá- Mỹ 4 0,54

3 Yếu tố cổ nhiệt đới 7 0,94 54 7,30 3-1 Yếu tố nhiệt đớiá- úc 40 5,42

3-2 Yếu tố nhiệt đớiá- Phi 7 0,94

4 Yếu tố châuánhiệt đới 111 15,06 491 66,61 4-1 Yếu tố lục địa Đông Nam á -

Malêsia

51 6,91

4-2 Lục địa Đông Nam á 133 18,04 4-3 Yếu tố lục địa Đông Nam á -

Himalaya

50 6,80

4-4 Đông Dương - Nam Trung Quốc 124 16,82 4-5 Đặc hữu Đông Dương 22 2,98

5 Yếu tố ôn đới 3 0,40 48 6,49

5-1 Ôn đới châuá- Bắc Mỹ 2 0,27 5-2 Ôn đới cổ thế giới 6 0,81 5-3 Ôn đới Địa Trung Hải 3 0,40

5-4 Đôngá 34 4,61

6 Đặc hữu Việt Nam 43 5,83 107 14,50 6-1 Gần đặc hữu Việt Nam 18 2,44

6-2 Đặc hữu Bắc Việt Nam 45 6,10 6-3 Đặc hữu Chạm Chu 1 0,13

7 Yếu tố cây trồng và nhập nội 3 0,40 3 0,40

0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 Phần trăm Ghi chú: 1. Yếu tố thế giới 2. Yếu tố liên nhiệt đới 3. Yếu tố cổ thế giới

4. Yếu tố nhiệt đới châuá

5. Yếu tố ôn đới 6. Yếu tố đặc hữu 7. Yếu tố cây trồng

Hình: 4.6. Phổ các yếu tố địa lý cơ bản của các loài trong khu HTV, TB-CC

4.5.đa dạng về dạng sống của HTV, TB-CC

Một quần xã thực vật được đặc trưng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống của các loài cấu thành hệ thực vật đó. Mỗi loài đều có những đặc điểm hình thái nhất định phân biệt với các loài khác, đó chính là kết quả của quá trình tiến hoá - quá trình biến đổi lâu dài thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Vì thế, đối với một khu hệ thực vật thì việc lập phổ dạng sống là rất quan trọng, nó giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của hệ và từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu trong công tác bảo tồn và khai thác.

áp dụng có biến đổi hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiear (1934) khi phân tích phổ dạng sống của HTV, TB-CC, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Trong số 747 loài đã xác định, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với tỷ lệ 68, 09%, tiếp đến là nhóm cây chồi sát đất (Ch) - 11,12% - tập trung chủ yếu vào họ Poaceae; nhóm cây chồi ẩn (Cr) - 10,18% - tập chung chủ yếu vào các họ

Aspleniaceae, Pteridaceae...); nhóm cây một năm (Th) - 4,15% - tập trung chủ yếu vào các họ Poaceae, Asteraceae, Cucurbitaceae, Brassicaceae; nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) - 4,15% - tập chung chủ yếu vào các họ Apiaceae, Orchidaceae, Gesneriaceae. Từ kết quả thu được, chúng tôi lập phổ dạng sống cho hệ thực vật này như sau:

SB = 68,90Ph + 11,12Ch + 4,15Hm + 10,18Cr + 4,15Th

Bảng 4.14. Thống kê các dạng sống của các loài trong khu hệ thực vật TB-CC Ký hiệu Dạng sống Số lượng Tỷ lệ % Ph Chồi trên 515 68,94 Ch Chồi sát đất 83 11,12 Hm Chồi nửa ẩn 31 4,15 Cr Chồi ẩn 76 10,18 Th Cây một năm 31 4,15 Chưa xác định 11 1,47 Tổng 747 100 0 10 20 30 40 50 60 70 Ph Ch Hm Cr Th Phần trăm Hình: 4.7. Phổ dạng sống cơ bản của hệ thực vật có mạch TB-CC

Như vậy, nhóm chồi trên đất có số lượng loài lớn nhất là 515 loài, chiếm 68,94% tổng số loài của toàn khu HTV, giữ vai trò ưu thế nổi trội so với các nhóm cây chồi khác. Các nhóm chồi khác đều chiếm tỷ lệ thấp, thường dưới 12%. Trong đó phải kể đến nhóm chồi sát đất (Ch) với 11,12%, thuộc nhóm này phải kể đến một

lượng đáng kể số loài đến từ các họ Asteraceae, Lamiaceae, Poaceae,…; nhóm chồi ẩn (Cr) với 10,18%, thuộc các nhóm này thường thấy các đại diện của các họ trong ngành thực vật sinh sản bằng bào tử như Lycopodiophyta, Polypodiophyta và các họ Smilacaceae, Zingiberaceae, Cyperaceae,…; các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể (Bảng 4.14).

Phân tích kỹ hơn về nhóm cây chồi trên (Ph), chúng tôi nhận được kết quả thể hiện ở Bảng 4.15.

Bảng 4.15. Thống kê các dạng sống của các loài thuộc nhóm cây chồi trên Dạng sống Mg Me Mi Na Ep Sus Lp Pp Tổng số Số loài 51 99 93 149 32 7 83 1 515 % 9,90 19,22 18,05 28,93 6,22 1,36 16,12 0,19 100

Từ kết quả thu được trong bảng (4.15), chúng tôi lập phổ dạng sống cho nhóm cây chồi trên (Ph):

Ph = 9,90Mg + 19,22Me + 18,05Mi + 28,93Na + 16,12Lp + 6,22Ep + 1,36 Sus+ 0,20Pp 0 5 10 15 20 25 30 Mg Me Mi Na Lp Ep Sus Pp Phần trăm

Như vậy, trong nhóm cây chồi trên, nhóm cây chồi lùn (Na) chiếm tỷ lệ cao nhất (28,98%). Thuộc nhóm này chủ yếu là những loài thuộc các họ Acanthaceae, Lamiaceae, Melastomataceae. Tiếp theo là nhóm cây chồi lớn (Me) - 19,26% số loài trong dạng sống Ph, tương đương 13,27% số loài trong toàn hệ (thuộc các họ Anacardiaceae, Lauraceae, Elaeocarpaceae, Fabaceae, Sapindaceae, Meliaceae), nhóm cây chồi vừa (Mi) - 17,89%Ph (thuộc các họ Araliaceae, Euphorbiaceae, Myrtaceae, Rutaceae, Theaceae), nhóm cây leo (Lp) -16,14%Ph (thuộc các họ Vitaceae, Asclepiadaceae, Caesalpiniaceae, Menispermaceae,..), nhóm cây chồi rất lớn (Mg) - 9,92%Ph (thuộc các họ Podocarpaceae, Lauraceae, Magnoliaceae, Bignoniaceae, Dipterocarpaceae, Fagaceae,...), nhóm cây bì sinh (Ep) - 6,22% Th (thuộc các họ Araceae, Orchidaceae, Polypodiaceae...), nhóm cây kí sinh và bán kí sinh (Pp) - 0,19%Ph (chỉ có 1 loài duy nhất thuộc họ Loranthaceae). Qua đây, có thể thấy rằng tuy nhóm cây có chồi lùn (Na) chiếm tỷ lệ cao nhất 28,98%, nhưng nếu tính tổng số loài cây có chồi lớn (Me+Mg) cao từ trên 8 m thì tổng số lên tới 29,18%, tỷ lệ này cao cho thấy hiện trạng rừng ở nơi đây ít bị tàn phá. Đây là nhóm cây được coi là quan trọng, đại diện cho nguồn tài nguyên về trữ lượng gỗ. Điều này được minh chứng trong “Dự án Khu BTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang”, 2001: Tài nguyên cây gỗ là thế mạnh nổi bật nhất của thảm thực vật rừng Chạm Chu, nơi đây có mặt hầu như tất cả các loài cây gỗ nổi tiếng của thảm thực vật rừng phía Bắc Việt Nam.

Nếu đem so sánh phổ dạng sống của HTV, TB-CC với phổ dạng sống tiêu chuẩn của Raunkiaer lập cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên trái đất (SN = 46Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th) và phổ dạng sống của một số nơi như HTV, Na Hang, HTV, Cúc Phương, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở Hình 4.9.

Qua hình (4.9), chúng ta thấy rõ, vẫn ưu thế nổi trội thuộc về nhóm chồi trên mặt đất (Ph) nhưng ưu thế này cao hơn cả phổ tiêu chuẩn, đặc biệt là ở HTV, TB-CC Cúc Phương có phần lớn hơn phổ tiêu chuẩn.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ph Ch Hm Cr Th TB-CC Theo Raunkiaer Na hang Cỳc Phương

Hình: 4.9. Biểu đồ so sánh phổ dạng sống của HTV TB-CC với phổ tiêu chuẩn của Raunkiaer với HTV Na Hang, HTV Cúc Phương

4.6. Bước đầu đánh giá tính đa dạng về các quần xã thực vậtcủa HTV, TB-CC của HTV, TB-CC

4.6.1. Hệ thống phân loại về thảm thực vật HTV, TB-CC

Theo phương pháp phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973), thảm thực vật rừng ở khu vực TB-CC được phân loại như sau:

I. Lớp quần hệ rừng rậm:

I.A. Lớp quần hệ rừng rậm nhiệt đới thường xanh

I.A.1. Nhóm quần hệ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa

I.A.1.a. Quần hệ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi đất ở đai thấp (500m).

I.A.1.a.(1)Phân quần hệ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng ở chân núi đất, đất thoát nước. Trong phân quần hệ này có quần xã chỉ thị là: Sảng

(Sterculia sp.) + Trám (Canariumsp.) + Gội (Dysoxylumsp.).

I.A.1.a.(2). Phân quần hệ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng ở sườn núi đất (740- 1200m). Trong phân quần hệ này có 2 quần xã chỉ thị là:

Quần xã 2: Vối rừng (Schima sp.) + Sồi (Lithocarpussp.), Dẻ (Castanopsis sp.) + Kiều hùng (Archidendronsp.).

I.A.1.b.Quần hệ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên đỉnh núi đất, đai trung bình(1500m). Trong Quần hệ này có quần xã chỉ thị là:

Đỗ quyên (Rhododendron sp.) + Sồi cau (Quercus sp.), Sối đá (Lithocarpus sp.) + Long não (Cinnamomumsp.) + Giang núi (Ternstroemiasp.)

4.6.2. Mô tả những nét chung của các quần hệ

- Quần hệ 1: Phân quần hệ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng ở chân núi đất, đất thoát nước.

Phân bố chủ yếu ở chân núi dưới 500 m. Trong phân quần hệ này có quần xã chỉ thị là: Sảng (Sterculia sp.) + Trám (Canarium sp.) + Gội (Dysoxylum sp.). Các loài thực vật ở đây thường có bộ rễ khoẻ, vỏ bóng, lá rộng, các loài có mức độ tái sinh cao, đây là quần xã có tầng tán phát triển, số lượng cá thể nhiều, độ che phủ lên tới 60%, (Phẫu đồ 1).

Trong diện tích 500 m2, chúng tôi đã đo đếm và thống kê được 39 cá thể có đường kính ngang ngực DBH > 10 cm, có chiều cao trung bình 13,72m thuộc 11 chi, 11 họ với tổng diện tích ngang ngực là 16267,49 cm2 với 0,078 cây/m2. Trong quần xã này, số lượng cá thể của chi Sảng (Sterculia sp.) chiếm tới 43,59% (với 17/39 cá thể) và 12,06% tổng diện tích ngang ngực, đây cũng là loài quan trọng nhất của quần xã (I% = 55,65/2), bên cạnh đó còn có Trám (Cannariumsp.), với 5/39 cá thể chiếm 12,82% tổng số cá thể trong quần xã nghiên cứu, đây cũng là loài đóng vai trò tương đối quan trọng, tiếp theo là các cá thể Gội (Dysoxylum sp.). với 4/39 chiếm 10,25%. Ngoài ra, còn có một số cá thể khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong quần xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng thực vật phía tây bắc khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu tuyên quang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)