Một quần xã thực vật được đặc trưng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống của các loài cấu thành hệ thực vật đó. Mỗi loài đều có những đặc điểm hình thái nhất định phân biệt với các loài khác, đó chính là kết quả của quá trình tiến hoá - quá trình biến đổi lâu dài thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Vì thế, đối với một khu hệ thực vật thì việc lập phổ dạng sống là rất quan trọng, nó giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của hệ và từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu trong công tác bảo tồn và khai thác.
áp dụng có biến đổi hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiear (1934) khi phân tích phổ dạng sống của HTV, TB-CC, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Trong số 747 loài đã xác định, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với tỷ lệ 68, 09%, tiếp đến là nhóm cây chồi sát đất (Ch) - 11,12% - tập trung chủ yếu vào họ Poaceae; nhóm cây chồi ẩn (Cr) - 10,18% - tập chung chủ yếu vào các họ
Aspleniaceae, Pteridaceae...); nhóm cây một năm (Th) - 4,15% - tập trung chủ yếu vào các họ Poaceae, Asteraceae, Cucurbitaceae, Brassicaceae; nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) - 4,15% - tập chung chủ yếu vào các họ Apiaceae, Orchidaceae, Gesneriaceae. Từ kết quả thu được, chúng tôi lập phổ dạng sống cho hệ thực vật này như sau:
SB = 68,90Ph + 11,12Ch + 4,15Hm + 10,18Cr + 4,15Th
Bảng 4.14. Thống kê các dạng sống của các loài trong khu hệ thực vật TB-CC Ký hiệu Dạng sống Số lượng Tỷ lệ % Ph Chồi trên 515 68,94 Ch Chồi sát đất 83 11,12 Hm Chồi nửa ẩn 31 4,15 Cr Chồi ẩn 76 10,18 Th Cây một năm 31 4,15 Chưa xác định 11 1,47 Tổng 747 100 0 10 20 30 40 50 60 70 Ph Ch Hm Cr Th Phần trăm Hình: 4.7. Phổ dạng sống cơ bản của hệ thực vật có mạch TB-CC
Như vậy, nhóm chồi trên đất có số lượng loài lớn nhất là 515 loài, chiếm 68,94% tổng số loài của toàn khu HTV, giữ vai trò ưu thế nổi trội so với các nhóm cây chồi khác. Các nhóm chồi khác đều chiếm tỷ lệ thấp, thường dưới 12%. Trong đó phải kể đến nhóm chồi sát đất (Ch) với 11,12%, thuộc nhóm này phải kể đến một
lượng đáng kể số loài đến từ các họ Asteraceae, Lamiaceae, Poaceae,…; nhóm chồi ẩn (Cr) với 10,18%, thuộc các nhóm này thường thấy các đại diện của các họ trong ngành thực vật sinh sản bằng bào tử như Lycopodiophyta, Polypodiophyta và các họ Smilacaceae, Zingiberaceae, Cyperaceae,…; các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể (Bảng 4.14).
Phân tích kỹ hơn về nhóm cây chồi trên (Ph), chúng tôi nhận được kết quả thể hiện ở Bảng 4.15.
Bảng 4.15. Thống kê các dạng sống của các loài thuộc nhóm cây chồi trên Dạng sống Mg Me Mi Na Ep Sus Lp Pp Tổng số Số loài 51 99 93 149 32 7 83 1 515 % 9,90 19,22 18,05 28,93 6,22 1,36 16,12 0,19 100
Từ kết quả thu được trong bảng (4.15), chúng tôi lập phổ dạng sống cho nhóm cây chồi trên (Ph):
Ph = 9,90Mg + 19,22Me + 18,05Mi + 28,93Na + 16,12Lp + 6,22Ep + 1,36 Sus+ 0,20Pp 0 5 10 15 20 25 30 Mg Me Mi Na Lp Ep Sus Pp Phần trăm
Như vậy, trong nhóm cây chồi trên, nhóm cây chồi lùn (Na) chiếm tỷ lệ cao nhất (28,98%). Thuộc nhóm này chủ yếu là những loài thuộc các họ Acanthaceae, Lamiaceae, Melastomataceae. Tiếp theo là nhóm cây chồi lớn (Me) - 19,26% số loài trong dạng sống Ph, tương đương 13,27% số loài trong toàn hệ (thuộc các họ Anacardiaceae, Lauraceae, Elaeocarpaceae, Fabaceae, Sapindaceae, Meliaceae), nhóm cây chồi vừa (Mi) - 17,89%Ph (thuộc các họ Araliaceae, Euphorbiaceae, Myrtaceae, Rutaceae, Theaceae), nhóm cây leo (Lp) -16,14%Ph (thuộc các họ Vitaceae, Asclepiadaceae, Caesalpiniaceae, Menispermaceae,..), nhóm cây chồi rất lớn (Mg) - 9,92%Ph (thuộc các họ Podocarpaceae, Lauraceae, Magnoliaceae, Bignoniaceae, Dipterocarpaceae, Fagaceae,...), nhóm cây bì sinh (Ep) - 6,22% Th (thuộc các họ Araceae, Orchidaceae, Polypodiaceae...), nhóm cây kí sinh và bán kí sinh (Pp) - 0,19%Ph (chỉ có 1 loài duy nhất thuộc họ Loranthaceae). Qua đây, có thể thấy rằng tuy nhóm cây có chồi lùn (Na) chiếm tỷ lệ cao nhất 28,98%, nhưng nếu tính tổng số loài cây có chồi lớn (Me+Mg) cao từ trên 8 m thì tổng số lên tới 29,18%, tỷ lệ này cao cho thấy hiện trạng rừng ở nơi đây ít bị tàn phá. Đây là nhóm cây được coi là quan trọng, đại diện cho nguồn tài nguyên về trữ lượng gỗ. Điều này được minh chứng trong “Dự án Khu BTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang”, 2001: Tài nguyên cây gỗ là thế mạnh nổi bật nhất của thảm thực vật rừng Chạm Chu, nơi đây có mặt hầu như tất cả các loài cây gỗ nổi tiếng của thảm thực vật rừng phía Bắc Việt Nam.
Nếu đem so sánh phổ dạng sống của HTV, TB-CC với phổ dạng sống tiêu chuẩn của Raunkiaer lập cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên trái đất (SN = 46Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th) và phổ dạng sống của một số nơi như HTV, Na Hang, HTV, Cúc Phương, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở Hình 4.9.
Qua hình (4.9), chúng ta thấy rõ, vẫn ưu thế nổi trội thuộc về nhóm chồi trên mặt đất (Ph) nhưng ưu thế này cao hơn cả phổ tiêu chuẩn, đặc biệt là ở HTV, TB-CC Cúc Phương có phần lớn hơn phổ tiêu chuẩn.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ph Ch Hm Cr Th TB-CC Theo Raunkiaer Na hang Cỳc Phương