ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 44 - 48)

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng công tác quản l và

xử l chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ

+ Phạm vi về không gian: trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ + Phạm vi về thời gian: Từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2016

2.3. Nội dung nghiên cứu

1. Nghiên cứu cơ sở l luận và phƣơng pháp nghiên cứu:

Tổng quan các kết quả nghiên cứu c liên quan, những vấn đề l luận và phƣơng pháp nghiên cứu: chất thải, chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt, phân loại chất thải rắn, các phƣơng pháp phân tích chất thải rắn, quản l chất thải; Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt; nguồn phát sinh, thành phần, tính chất chất thải rắn sinh hoạt; các phƣơng pháp xử l chất thải rắn; tổng quan các công trình nghiên cứu về xử l chất thải rắn trên thế giới và tại Việt Nam

2. Nghiên cứu xác lập các căn cứ pháp l và khoa học

+ Nghiên cứu các chính sách về xử l chất thải rắn sinh hoạt, các văn bản pháp lý liên quan đến việc xử l rác thải sinh hoạt (Căn cứ pháp l )

+ Nghiên cứu, đánh giá các biện pháp xử l chất thải rắn chủ yếu, các khu thu gom và xử l chất thải rắn trên địa bàn

3. Nghiên cứu, đánh giá tình hình thu gom, vận chuyển, xử l chất thải rắn và tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn 2011-2016 (trên cơ sở kế thừa các tài liệu về việc thu gom, vận chuyển rác thải đƣợc công ty Môi trƣờng Đô thị Xuân Mai cung cấp và báo cáo tình hình vệ sinh môi trƣờng của các xã và trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ)

4. Nghiên cứu, đánh giá công tác quản l chất thải rắn trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ; đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản l , xử l chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu (Kế thừa tài liệu do phòng Tài nguyên và Môi trƣờng lƣu trữ và do số liệu phân tích, tổng hợp từ phỏng vấn ngƣời dân và các chuyên gia).

5. Dự báo lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2030 (Từ phƣơng pháp dự báo dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, ƣớc tính lƣợng rác thải sinh hoạt mỗi ngƣời thải ra và dự báo lƣợng chất thải rắn sinh hoạt từng năm và cuối kỳ)

6. Đề xuất các giải pháp quản l chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ; đề xuất quy hoạch các khu xử l rác thải trên địa bàn huyện (Trên cơ sở số liệu phân tích đánh giá, so sánh… đƣa ra các giải pháp phù hợp với khu vực nghiên cứu)

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đây là phƣơng pháp dùng để thu thập những tài liệu đã c trên địa bàn cũng nhƣ các tài liệu liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển và xử l chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2016.

Sử dụng những tài liệu:

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa l , đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn và đặc điểm về các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện.

- Tài liệu kinh tế xã hội: Tài liệu về dân số, lao động, thành phần dân tộc, tài liệu về cơ sở hạ tầng văn h a xã hội thu nhập và mức sống của ngƣời dân trong huyện.

- Tài liệu về khối lƣợng, thành phần lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và công tác thu gom xử l chất thải rắn trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2011- 2016.

- Tài liệu về công tác quản l chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ.

2.4. . Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn

+/ Tiến hành khảo sát thực địa ở khu vực nghiên cứu để đánh giá số lƣợng thành phần rác thải sinh hoạt, công tác thu gom vận chuyển xử l rác thải sinh hoạt.

Điều tra bằng bảng hỏi:

Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên quy mô huyện nên kh c thể điều tra đƣợc tất cả các hộ, do vậy chọn mẫu đại diện gồm 120 hộ đƣợc lựa chọn tại 4 xã, thị trấn trong tổng số 32 xã, thị trấn của huyện.Việc lựa chọnxã điều tra dựa theo mức sống để phân chia thành khu vực đô thị và nông thôn.

-Nhóm 1: khu vực đô thị bao gồm thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai là hai đô thị loại V trên địa bàn huyện;

-Nhóm 2: khu vực nông thôn gồm Thụy Hƣơng, Phú Nghĩa, Đại Yên, Ngọc Hòa, Phụng Châu, Tiên Phƣơng, Đông Sơn, Trƣờng Yên, Thủy Xuân Tiên, Trung Hòa, Hợp Đồng, Hữu Văn, Quảng Bị, Văn Võ, Đồng Lạc, Hòa Chính, Phú Nam An, Thanh Bình, Thƣợng Vực, Đồng Phú, Đông Phƣơng Yên, Hoàng Diệu, Mỹ Lƣơng, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ.

Trong mỗi nh m lựa chọn 2 xã ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn. Tại mỗi xã, thị trấn tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình dựa trên mức sống, nghề nghiệp và thu nhập chính của hộ gia đình theo kết quả điều tra mức sống của các hộ gia đình tại các xã. Việc lựa chọn mẫu đảm bảo trong một xã c đủ các nh m nghề nghiệp bao gồm nh m công chức, viên chức, nh m kinh doanh, buôn bán, nh m sản xuất tiểu thủ công, nh m nông nghiệp.

Phỏng vấn sâu:

Phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện với cán bộ quản l CTR và một số ngƣời dân để thu thập thêm thông tin ngoài bảng hỏi.

Đối với cán bộ quản l CTR phỏng vấn về tổng lƣợng phát sinh CTR, tình hình thu gom và xử l trên địa bàn, đặc điểm của chất thải rắn nhƣ độ ẩm, tỷ lệ CTR phát sinh tại các nguồn thải, biến động CTR qua các năm.

2.4.3. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt

+/ Cân mẫu CTR: Trong số các hộ gia đình thuộc địa bàn nghiên cứu mô hình quản l CTR dựa vào cộng đồng, việc cân và phân loại CTR đƣợc thực hiện vào các

tháng:(1) trƣớc khi xây dụng mô hình vào tháng 12/2014; (2) trong quá trình triển khai mô hình 3 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2015. Định kỳ 15 ngày 2 lần lấy mẫu, mỗi tháng lấy mẫu 4 lần, trong đ 2 lần lấy vào ngày thƣờng, 2 lần lấy vào ngày lễ của địa phƣơng. Mỗi lần chọn ngẫu nhiên 15 hộ để cân mẫu, tổng số mẫu mỗi tháng là 60 mẫu.

2.4.4. Phương pháp dự báo

Dự báo khối lƣợng CTR phát sinh trong tƣơng lai là vấn đề quan trọng để xây dựng các kế hoạch đầu tƣ, quản l CTR một cách hiệu quả. C nhiều phƣơng pháp để dự báo chất thải rắn nhƣ dựa vào dân số, dựa vào hệ số phát thải, dựa vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế, dựa vào đối chứng.

Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTR)

Trong luận văn này sử dụng phƣơng pháp dự báo dựa vào dân số để dự báo khối lƣợng CTR đến năm 2020.

Dân số đƣợc dự báo bằng công thức Euler :

Ni = Ni-1 + Ni-1*r∆t

Trong đ : Ni : Dân sốnăm cần tính Ni-1 : Dân số năm trƣớc năm cần tính

r : Tốc độ tăng dân số (%) ∆t : Thời gian (năm)

Từ đ , khối lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh là: M = I * N

Với : M: Khối lƣợng CTRphát sinh (kg/ngày)

I : Khối lƣợng CTR bình quân trên ngƣời (kg/ngƣời/ngày) N: dân số (ngƣời)

Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải rắn nông nghiệp (CTRNN)

Với giả định tốc độ tăng CTR bằng với tốc độ tăng trƣởng của từng lĩnh vực, khối lƣợng CTRCN, CTRNN phát sinh đƣợc ƣớc tính theo công thức:

Ni = Ni-1 * (1+r)

Trong đ : Ni: Khối lƣợng CTRCN/CTRNN của năm cần tính Ni-1: Khối lƣợng CTRCN/CTRNN của năm trƣớc năm cần tính r: Tốc độ tăng trƣởng công nghiệp/nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)