Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (2015 2018) xã hùng an, huyện bắc quang, tỉnh hà giang​ (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.4. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Mục tiêu chung: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;

xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng được tăng cường...”. Về mục tiêu cụ thể đến 2015, cả nước có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo 19 tiêu chí mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành trên tổng số 9.111 xã hiện nay của nước ta.

Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đặt mục tiêu đến hết năm 2015, tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường là 37,7%. Tuy nhiên, đây là 1 trong 2 tiêu chí có tỷ lệ đạt thấp nhất (27% xã đạt) trong 19 tiêu chí NTM. Trong quá trình thực hiện tiêu chí này, hầu hết các địa phương đều phản ánh gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc.

Xây dựng nông thôn mới vùng quê thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội

Một trong những tiêu chí đánh giá việc hoàn thành xây dựng Nông thôn mới (NTM) là sự cải tạo môi trường, xanh, trong, sạch đẹp. Tuy nhiên, tiêu chí này thuộc diện khó đạt nhất ở nông thôn, ngay cả những vùng quê thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Nhiều nút thắt: Trong chặng đường cán đích 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), hiện nay nhiều địa phương đang gặp khó khăn về tiêu chí môi trường. Dù ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã được nâng lên, phong trào vệ sinh đường làng ngõ xóm được phát triển rộng rãi ở nhiều nơi, song nút thắt lại nằm ở chỗ hệ thống bãi chứa, xử lý rác thải, nước thải ở không ít nơi còn thiếu thốn, chưa đồng bộ.

Đến xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một trong ít xã điểm xây dựng NTM của TP Hà Nội về đích khá chậm khi đến nay vẫn chưa cán đích thành công. Trong số 3 tiêu chí chưa đạt chuẩn của xã có tiêu chí môi trường, theo đánh giá mới đạt 5,5/10 điểm. Ông Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Phùng Xá cho biết, các thôn, xóm đã triển khai quét dọn vệ sinh môi trường vào thứ 6 hàng tuần, rác thải được chôn lấp tập trung tại hai điểm được quy hoạch đảm bảo môi trường. Tuy nhiên, theo đề án xã được quy hoạch trạm xử lý nước thải làng nghề và trạm cấp nước sạch tập trung nhưng đến nay chưa hoàn thành nên xã vẫn chưa đạt chuẩn NTM. Đây cũng là tình trạng

của nhiều xã trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội, chất thải vẫn chưa được thu gom và xử lý theo quy định. Trong khi đó tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh mới đạt 78%. Ông Phạm Đình Phùng - Chủ tịch UBND xã Bình Minh than thở, việc thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn xã còn rất nhiều bất cập. Người dân còn phơi lông gà, lông vịt trên các tuyến đường liên thôn, liên xã gây mất mỹ quan môi trường. Hơn nữa, nước thải từ các hộ giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 huyện Thanh Oai, toàn huyện mới có 4/21 xã tiêu chí về môi trường, còn lại 17 xã chưa đạt (chiếm 81%). Hoàn thành tiêu chí môi trường tại các xã thuần nông đã khó, tại các địa phương có làng nghề vấn đề này càng nan giải hơn nhiều. Đơn cử huyện Thường Tín hiện có 126 làng nghề, 11 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với 84 DN, 415 hộ đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dù mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn lao động, song một số dự án thành phần trong đề án như xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp, nhà máy xử lý nước thải tại làng nghề, cụm công nghiệp còn chậm. Hay việc xử lý môi trường tại huyện Hoài Đức cũng khá khó khăn khi địa phương có tới 6 cụm công nghiệp, 51 làng nghề... Một số hộ sản xuất, DN trong các làng nghề chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất. Thêm vào đó, nhiều nghĩa trang Nhân dân nằm rải rác cạnh các thôn, xóm, không đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường...(Trần Mai,2018)

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Yên Bái

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vấp phải những khó khăn nhất định trong thực hiện tiêu chí môi trường mà chưa có lời giải. Là một trong 6 xã được huyện Văn Chấn chọn làm điểm xây dựng NTM, với điều kiện tương đối thuận lợi về mọi mặt, Thanh Lương đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện các nội dung, hạng mục của Chương trình, ưu tiên tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau. Đến nay, sau 4 năm thực hiện Chương trình, xã mới đạt 10/19 tiêu chí.

Trong số 10 tiêu chí đã đạt thì môi trường vẫn là tiêu chí khó thực hiện nhất bởi theo như trao đổi của ông Hà Văn Đoàn - Phó chủ tịch UBND xã thì từ năm

2012 - 2014, thực hiện chương trình vệ sinh môi trường, kết hợp với cuộc vận động "5 không, 3 sạch" của Hội Phụ nữ, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đã vận động nhân dân làm nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 84,2%; vận động nhân dân làm 54 hố rác để xử lý rác thải tại khu dân cư; xây dựng phương án quy hoạch nghĩa trang tập trung; đẩy mạnh phong trào làm nấm rơm để giải quyết tình trạng nhân dân đốt rơm, rạ gây ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" để tuyên truyền, vận động nhân dân từ bỏ thói quen nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn nhà.

Tuy nhiên, nếu nói để hoàn thiện tiêu chí môi trường thì cũng không đơn giản. Theo đánh giá, mặc dù đã có các hố rác tại các khu dân cư để thu gom rác thải song chủ yếu là xử lý tại chỗ chứ chưa có điểm tập kết rác thải tập trung. Vấn đề nữa là người dân chưa có nước sạch để sử dụng; việc quy hoạch nghĩa trang tập trung cũng khó khăn bởi quỹ đất không có, và phong tục tập quán người dân thích chôn ngay trên đất nhà.(Trần Mai,2018)

Với địa bàn rộng, trong tổng số 31 xã, thị trấn thì có tới hơn một nửa số xã thuộc diện vùng cao đặc biệt khó khăn, lệ hộ nghèo cao, tập quán sinh hoạt lạc hậu như: chăn thả, nuôi nhốt gia súc gầm sàn nhà; ăn, ở không hợp vệ sinh; việc chôn cất người chết; thu gom, xử lý rác thải; nước sạch… vẫn là vấn đề nan giải đã khiến cho việc xây dựng NTM của huyện gặp không ít khó khăn. Sau 4 năm triển khai Chương trình, trong số 6 xã điểm của huyện là: Thượng Bằng La, Tân Thịnh, Đại Lịch, Phù Nham, Thanh Lương, Sơn A đã đạt từ 10 - 13 tiêu chí nhưng tiêu chí môi trường vẫn chưa đạt.

Tóm lại, có thể thấy việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại các địa phương,

nhất là các xã vùng cao hiện đang là một trong những vấn đề khó khăn. Việc đảm bảo được vấn đề môi trường sẽ là cơ sở để phát triển bền vững ở mỗi địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (2015 2018) xã hùng an, huyện bắc quang, tỉnh hà giang​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)