Nhận xét: Đa số người dân đều có ý thức làm nhà vệ sinh tuy nhiên tỷ
lệ nhà vệ sinh chưa đảm bảo tiêu chuẩn chiếm 11,54%. Ở đây hố xí chỉ được kê lên bằng tấm ván, che kín xung quanh. Khi trời mưa gió ẩm ướt, ruồi nhặng, côn trùng phát triển rất gây mất vệ sinh. Trong thời gian tới để đảm bảo đạt tiêu chí môi trường chính quyền xã cần hỗ trợ bà con xi măng để xây bể nước nhà tắm, nhà vệ sinh đạt chuẩn.
3.2.2.7. Tiêu chí chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bảng 3.21. Tỷ lệ chuồng nuôi gia súc
Kiểu chuồng trại Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)
Có chuồng trại 120 92,31
Không có chuồng trại 10 7,69
Toàn xã 130 100
Chuồng trại tách riêng khu nhà ở 89 68,46
Chuồng trại liền kề khu nhà ở 34 26,15
Chuồng trại dưới sàn nhà 7 5,39
Toàn xã 130 100
(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)
Nhận xét: Qua bảng tỉ lệ kiểu chuồng trại ta thấy vẫn có 7,69% hộ gia đình không có chuồng trại nuôi nhốt. Ở đây vật nuôi không được nuôi nhốt mà vẫn thả rông, người dân thường buộc dưới gốc cây không thu gom phân gia súc vì thế rất mất vệ sinh. Mặc dù đã có 92,31% hộ gia đình có chuồng trại nhưng chuồng trại đặt liền kề khu nhà ở chiếm 34,62%, điều này rất ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Ruồi nhặng phát triển, mùi phân bốc lên bất cứ lúc nào. Ngoài ra do phong tục tập quán nhà sàn một số gia đình vẫn buộc gia súc dưới sàn nhà chiếm 5,38%. Trong thời gian tới cần tuyên truyền các hộ này làm chuồng trai gia súc ra xa nhà đảm bảo vệ sinh.
Đánh giá : Đạt so với bộ chỉ tiêu
3.2.2.8. Tiêu chí cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã đa phần đã đăng ký và có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Ủy ban nhân dân xã đã thống kê, rà soát lập danh sách các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chưa có giấy phép, đề nghị cấp trên đánh giá cấp giấy chứng nhận theo quy định.
3.2.3. Những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện tiêu chí môi trường xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM còn bộc lộ những hạn chế sau :
Công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện bằng nhiều hình thức như truyền thanh, loa đài và tuyên truyền miệng đến từng thôn, từng người dân, song mức độ huy động góp sức từ nguồn lực của người dân còn cao so mới mặt bằng thu nhập của đồng bảo dân tộc, vùng sâu vùng khó khăn. Nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ quy mô nhỏ trên địa bàn xã còn nhiều hạn chế.
Quá trình sản xuất của người dân còn có các hoạt động gây suy giảm chất lượng môi trường.
Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đạt tiêu chuẩn môi trường, nhiều cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình không đủ kinh phí để xây dựng hầm biogas.
Việc thu gom chất thải và nước thải gặp nhiều khó khăn, bất cập. Lò đốt rác hộ gia đình đã được xây dựng tuy nhiên hiệu quả sử dụng chưa được như mong muốn.
Việc quy hoạch nghĩa trang còn gặp nhiều khó khăn do phong tục tập quan của bà con dân tộc cũng như trình độ dân trí còn chưa được cao.
3.3. Các giải pháp đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang trên địa bàn xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
3.3.1. Giải pháp chung cho công tác xây dựng nông thôn mới
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nâng cao ý thức thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu làm cho quần chúng noi theo trong xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn.
- Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tăng cường lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án; quan tâm xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất.
3.3.2. Giải pháp cụ thể cho việc thực hiện tiêu chí môi trường.
3.3.2.1. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
- Các nghĩa trang do thôn trực tiếp quản lý phải thực hiện theo quy ước của thôn.
- Đảm bảo cách xa khu dân cư, không ở đầu nguồn nước, trồng cây xanh, hàng dào xung quanh.
- Có hệ thống cấp thoát nước đảm bảo không ngập úng, rác phải được thu gom vận chuyển.
- Ban chỉ đạo NTM cần xem xét để điều chỉnh về chỉ tiêu cho phù hợp với phong tục, tập quán của bà con nhân dân.
3.3.2.2.Thu gom chất thải và xử lý theo quy định
Tổ chức thu gom và xử lý
- Xây dựng tuyến thu gom chất thải và bãi đổ rác thải tập trung.
- Thu gom rác thải về bãi thải tập trung để xử lý đối với khu dân cư nằm dọc đường quốc lộ và khu dân cư tập trung chợ.
- Xây dựng lò đốt rác thải gia đình đối với các hộ dân phân bố không tập trung.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân không vứt rác bừa bãi xuống lòng đường, sông, suối...
- Xử lý : triển khai xây dựng khu xử lý rác thải tập trung của xã theo quy hoạch.
3.3.2.3. Về thoát nước và vệ sinh môi trường * Nước thải sinh hoạt
Sử dụng hệ thống thoát nước chung tại các khu dân cư tập trung. Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, các công trình công cộng (sau khi được xử lý cục bộ tại chỗ bằng các bể tự hoại) được xả vào hệ thống cống thoát nước mưa,
các tuyến cống, rãnh thoát nước. Khuyến khích các hộ gia đình xây bể tự hoại đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Đối với các hộ gia đình chăn nuôi tập trung, sẽ xử lý phân gia súc và nước rửa chuồng trại bằng các bể Biogas, để tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt cũng như bảo đảm vệ sinh khu dân cư. Cặn lắng sau bể Biogas được đưa đến xử lý tại khu xử lý chất rắn tập trung. Tận dụng các ao hồ, kênh, rạch để thoát nước và làm sạch nước thải tự nhiên.
Đối với nước thải các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải xử lý đạt giới hạn B của QCVN 24-2009, trước khi cho xả vào hệ thống thoát nước chung.
* Vệ sinh môi trường
- Hỗ trợ xi măng cho nhân dân cải tạo và xây mới 3 công trình vệ sinh (nhà tiêu, nhà tắm, bể nước).
- Tuyên tuyền vận động số hộ còn lại di rời chuồng gia súc ra xa nhà, bó láng chuồng trại, thu gom phân và thực hiện ủ phân trước khi sử dụng.
- Thực hiện chương trình “Nhà sạch – Vườn đẹp” tại các thôn.
3.3.2.4. Giải pháp cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định
- Tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm, ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (đưa vào kế hoạch sau khi rà soát trên địa bàn xã có 815 hộ gia đình trong diện ký cam kết, thực hiện trong quý III năm 2019) . Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Xác định việc bảo đảm an toàn thực phẩm là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa.
- Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Hướng dẫn và giúp người dân nhận biết được thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn. Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý chất lượng nông sản và thủy sản. Bổ sung tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản theo hướng an toàn.
- Không được sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh mục cho phép, nguyên liệu, hóa chất, phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng; trường hợp có sử dụng phụ gia, hóa chất trong quá trình sản xuất, chế biến phải tuân theo đúng hướng dẫn loại dùng cho thực phẩm, có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm).
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.
- Tuyên truyền tới bà con nhân dân lựa chọn những sản phẩm rau, củ, quả, thịt, cá... tươi, không bị biến đổi màu sắc, mùi vị, đối với thực phẩm bao gói sẵn cần quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm; thời hạn sử dụng; các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm ghi trên nhãn hàng. Bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách. Nói không với thực phẩm không đảm bảo an toàn.
- Việc đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ nằm ở khâu xử lý hành chính, mà phải ngăn chặn từ gốc sản phẩm. Chú trọng khâu sản xuất các thực phẩm an toàn, nâng cao ý thức của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm. Bởi vấn đề an toàn thực phẩm nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tương lai.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu được trong luận văn, tôi đưa ra một số kết luận như sau:
Xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang là một trong những xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng đã gây ra những ảnh hưởng tới môi trường của xã Hùng An. Xây dựng NTM là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển kinh tế nâng cao đời sống và BVMT của địa phương.
Nước dùng cho sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước giếng đào và giếng khoan đạt 90% trong đó có 58,46% nước đã được lọc trước khi sử dụng.
Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có hệ thống xử lý và còn gây ảnh hưởng đến môi trường.
Nhiều thôn xóm trên địa bàn xã đã đạt chỉ tiêu thôn “Tự chủ - Tự quản” theo đề án của UBND huyện triển khai, nhiều hộ gia đình được gắn biển “Nhà sạch – Vườn đẹp”. Tuy nhiên vẫn còn các hoạt động làm suy thoái môi trường trong quá trình sản xuất của người dân.
Trên địa bàn xã có 03 nghĩa trang nhân dân đã được quy hoạch đúng tiêu chuẩn, do phong tục tập quán của người dân địa phương nên vẫn còn các nghĩa trang tự phát, chôn cất theo gia đình, chôn cất trong vườn.
Ở nhiều thôn, một bộ phận người dân thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi, khiến rác thải dồn ứ ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng đến chính cuộc sống của người dân nơi đây. Mặt khác, địa phương còn chưa có bãi rác tập trung, người dân không biết đổ rác đi đâu nên rác bừa bãi mặc dù họ biết rằng việc đó gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới chính cuộc sống của họ.
Tỷ lệ hộ có nhà tắm, bể chứa nước và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đã đạt tiêu chuẩn.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã đa phần đã đăng ký và có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở chưa có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với các tiêu chí còn tồn tại cần thực hiện các giải pháp cụ thể để đạt được tiêu chí trong thời gian tới.
2. Kiến nghị
- Kiến nghị tiếp tục đầu tư xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020 nhằm tạo bước đột phá trong xây dựng nông thôn ở miền núi. Hỗ trợ người dân vay vốn lãi xuất thấp, về khoa học kỹ thuật để người dân phát triển sản xuất, kinh tế.
- Nước thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường, chất thải phải được thu gom. Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông, tuyên truyền, giáo dục. Xã hội hóa công tác BVMT, tiến tới có cán bộ chuyên trách về môi trường.
- Chủ động lựa chọn, xây dựng các mô hình điểm về quản lý và BVMT nông thôn để tạo sự lan tỏa, phát huy và nhân rộng trong cộng đồng làng xã.
- Chủ động huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác BVMT nông thôn.
- Tăng cường triển khai các hoạt động quản lý và kiểm soát chất thải từ khu vực NT, bao gồm việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, hóa chất BVTV, các chất hóa học tồn lưu trong đất, kiểm soát chất thải từ các cơ sở sản xuất….
- Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nông thôn theo hướng khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn, phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế và BVMT.
- Sự quan tâm giúp đỡ của các Đảng chính quyền địa phương, Cấp huyện, tỉnh và trung ương, các tổ chức xã hội, các công ty tư nhân…Cũng như sự ủng hộ của cộng đồng nhằm hướng tới một nông thôn mới hiện đại, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc, môi trường luôn xanh – sạch – đẹp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Thị Bình (2006), “Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải
phát triển nông thôn”, Quy hoạch phát triển nông thôn.
2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014), Báo cáo môi trường quốc gia 2014 – Môi trường nông thôn, lời nói đầu.
3. Bộ Tài nguyên Môi trường (2016), Báo cáo môi trường Quốc gia 2016 -
Chất thải rắn.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư Số 08/2010/TT-BTNMT
ngày 18 tháng 03 năm 2010, Quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh
5. Hoàng Xuân Cơ, Lê Văn Khoa, (2004), “Chuyên đề Nông thônViệt
Nam”, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội.
6. Quyền Đình Hà, Mái Thanh Cúc(2005), “Giáo trình phát triển nông
thôn”, trường đại học nông nghiệp Hà Nội .
7. Phạm Thu Hiền (2017), Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.
8. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật bảo vệ môi trường 2014.
9. Phạm Ngọc Quế (2003), “Vệ sinh môi trường và phòng bệnh ở Nông
thôn” , NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10.Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ – TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
11.UBND xã Hùng An, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
12.UBND xã Hùng An, Báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí XD NTM năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí XD NTM năm