Nhận xét: Qua bảng 3.17 và hình 3.5 cho thấy nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn xã chủ yếu do hộ gia đình sinh hoạt, chợ và do hoạt động giao
thông với lần lượt 31,25%, 20% và 26,25%. Trong khi đó Cơ quan trường học, công sở và Các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
Bảng 3.18. Đánh giá lượng rác của các hộ gia đìnhLượng rác(kg/ngày) Số hộ gia đình Tỉ lệ (%) Lượng rác(kg/ngày) Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)
< 2kg 75 57,69
2-5kg 51 39,23
5-10kg 4 3,08
Tổng 130 100 %
(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)
Trung bình một ngày các hộ thải ra khoảng 3,5 kg rác, với 2.343 hộ dân thì lượng rác này không phải là nhỏ.
* Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
Bảng 3.19. Các hình thức đổ rác thải sinh hoạt của xã
STT Hình thức đổ rác Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)
1 Hố rác riêng 35 26,92
2 Đổ rác tùy từng nơi 90 69,23
3 Được thu gom theo dịch vụ 5 3,85
4 Tổng số 130 100,00
(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)
Nhận xét: Chỉ có một số ít hộ dân ở trung tâm xã sống tập trung cạnh đường giao thông được thu gom theo dịch vụ chiếm 3,85%. Còn những hộ dân ở xa đồi núi dân cư thưa thớt theo chương trình nông thôn mới nhằm đảm bảo VSMT đang được nhà nước hỗ trợ xây những hố rác riêng là các lò đốt rác. Tuy nhiêm vẫn còn một số không nhỏ các hộ vẫn chưa có hố rác và vứt bừa bãi: Vứt ra đường, khu đất trống, hoặc vứt xuống cống rãnh, đổ ra sông… không đảm bảo gây ô nhiễm chiếm 69,23%.
3.2.2.6. Tiêu chí nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Bảng 3.20. Thực trạng nhà vệ sinh
STT Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)
1 Không có 6 4,61
2 Hố xí tạm (tre nứa…) 15 11,54
3 Nhà vệ sinh kiên cố 80 61,54
4 Nhà vệ sinh tự hoại 29 22,31
5 Tổng số 130 100,00
(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình)