STT Nguồn tiếp nhận Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)
1 Ngấm xuống đất 95 73,07
2 Sông suối… 5 3,85
3 Cống thải chung của địa phương 25 19,23
4 Nơi khác 5 3,85
5 Tổng số 130 100
Hình 3.4. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh
Nhận xét: Do địa bàn dân cư thưa thớt phần lớn nước thải từ nhà về sinh được thải ra môi trường ngấm xuống đất chiếm đến 73,07%. Các hộ gia đình thuộc các thôn nằm trên trục đường quốc lộ sử dụng cống thải chung chiếm 19,23%. Một số hộ gia đình sinh sống ven sông suối đã thải nước thải xuống thẳng sông suối đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nếu không có biện pháp xử lý.
Vấn đề rác thải
- Thành phần rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt tại các nguồn phát sinh khác nhau thì thành phần rác thải cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Rác hộ dân: Phát sinh từ các hộ gia đình, thành phần rác thải này thường bao gồm chủ yếu là thực phẩm (rau, quả, thức ăn thừa...), túi nilon, giấy, gỗ, thủy tinh, chai lọ, nhựa, tro than tổ ong... Ngoài ra rác hộ dân còn chứa một phần nhỏ các chất nguy hại như pin...
+ Rác đường xá: Phát sinh từ các hoạt động đường xá, xe cộ đi lại vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do hoạt động giao thông đi lại trên đường và các hộ dân sống 2 bên đường xả bừa bãi. Thành phần chủ yếu là cành, lá cây, giấy vụn, nilon, xác chết động vật, cát, gạch, vôi vữa...
+ Rác khu cơ sở SXKD: Nguồn này phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, cửa hàng sữa chữa, các cơ sở sản xuất mộc dân
dụng, sản xuất vật liệu xây dựng... Các chất thải tại các khu này là gỗ vụn, vải vụn từ các cửa hàng may mặc, thực phẩm rau củ quả, cơm canh thừa, giấy lau từ các nhà hàng ăn uống...
+ Rác phát sinh từ các cơ quan công sở: Thành phần chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, chai lon nước, lá cây và một phần chất thải là thực phẩm...
+ Rác chợ: Nguồn này phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: Rau, củ, quả hư hỏng, rơm rạ, giấy, túi nilon...
* Nguồn phát sinh: