Những loại phân bón được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (2015 2018) xã hùng an, huyện bắc quang, tỉnh hà giang​ (Trang 48 - 50)

STT Loại phân bón Số gia đình Tỷ lệ (%)

1 Phân hóa học 65 50

2 Phân tươi 17 13,07

3 Các loại phân ủ 32 24,62

4 Không sử dụng 16 12,31

5 Tổng cộng 130 100

(Số liệu điều tra thực tế 130 hộ gia đình) Nhận xét: Qua điều tra đa phần lớn các hộ đều dùng phân hóa cho canh

tác như đạm, lân, kali…chiếm 50%. Ngoài ra do mỗi gia đình đều nuôi gia súc họ đều tận dụng phân ủ, phơi khô để bón chiếm 24,62%, trong đó một số hộ sử dụng phân để thu hồi nhiệt bằng hầm Biogas. Điều đáng nói là vẫn còn khoảng 13,07 % các hộ vẫn có thói quen sử dụng phân tươi bón cho cây trồng. Không những cây khó hấp thụ mà nó còn gây nên ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Sức ép của hoạt động sản xuất công nghiệp, hợp tác xã đến môi trường là:

Việc phát triển hạ tầng công nghiệp thiếu đồng bộ, nhận thức về việc BVMT chưa cao, chưa đánh giá đúng mức vấn đề môi trường đối với phát triển bền vững.

Các cơ quan nhà nước chưa giám sát chặt chẽ việc quản lý vẫn chưa hiệu quả, chưa tốt. Tổ chức cho các cơ sở đăng ký cam kết BVMT còn chậm. Các nguồn thải trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường của công nghiệp hợp tác xã chủ yếu là nước thải, bụi, khí thải và chất thải rắn:

Nước thải tập trung nhiều ở ngành công nghiệp chế biến như:

Nông sản,chế biến chè, chế biến gỗ…Thành phần chủ yếu là SS, NH3, H2S, P, vi sinh vật…

Khí thải và bụi

Phát sinh nhiều ở các nhóm ngành khai thác cát xây dựng đường xá, giao thông, chế biến chè…Các chất gây ô nhiễm không khí chính là SO2, NO2, COx, H2S, bụi lơ lửng…

Chất thải rắn

Phát sinh ở các HTX, xây dựng nhiều như mẩu gỗ, gạch vỡ, đất đá thải, than, củi…

Tại khu vực trung tâm xã các cụm dân cư tập trung do có mật độ dân cư cao, quỹ đất lại hạn hẹp nên rất khó khăn cho công tác quy hoạch xử lý nước thải, rác thải theo quy định.

Sức ép của ngành xây dựng đến môi trường

Hiện nay các dự án xây dựng đô thị mới trên địa bàn xã rất chậm, đất hoang hóa nhiều, hạ tầng kém, có nơi chưa triển khai.

- Việc phát triển xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung của khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa hoàn thiện chưa đầu tư hệ thống xử lý môi trường đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn tập chung.

- Việc khai thác cát ven sông nạo hút cát trên địa xã có ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước do chưa có giải pháp khai thác BVMT.

- Hoạt động thi công xây dựng tại các công trình xây dựng phát sinh chất thải rắn, bụi, tiếng ồn, do sự vận chuyển nguyên vật liệu đến công trường mang theo bụi khói và gây sạt lún các công trình giao thông ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan đô thị.

3.1.3.3. Trình độ nhận thức

Là một xã miền núi có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp (trên 70 % dân số sống bằng nghề nông lâm nghiệp) và mang tính tự cung tự cấp; sản xuất hàng hóa dịch vụ chưa phát triển cùng với kết cấu hạ tầng kém, trình độ dân trí thấp, nên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn nhất là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao, đồng dân tộc ít người. Việc chuyển dịch cơ cấu dân cư nông thôn và thành thị diễn ra chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (2015 2018) xã hùng an, huyện bắc quang, tỉnh hà giang​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)