Bước 4: Kết thúc quá trình nắn chỉnh, chúng ta thu được hình dạng mới của đối tượng.
2.2.3. ĐÁNH GIÁ
Ưu điểm:
Nắn chỉnh biến dạng đối tượng dựa vào hàm cơ sở bán kính cho thấy nhiều ưu điểm rõ rệt: thứ nhất, kỹ thuật này sử dụng các điểm điều khiển (không lưới) để nắn chỉnh đối tượng, do đó chúng ta dễ dàng thiết kế các điểm này không những phù hợp với các đối tượng có sự biết đổi tại các vị trí phức tạp, không đều mà việc thêm mới các điểm điều khiển cũng không ảnh hưởng nhiều tới thuật toán. Thứ hai là hàm RBF bản chất là hàm mang tính chất toàn cục cao và thường hàm nhân được lựa chọn là bậc hai do đó nó phù hợp với các bề mặt yêu cầu sự biến đổi đảm bảo tính toàn cục và biến đổi với biên độ biến đổi lớn. Điều quan trọng nữa là kỹ thuật này giữ được cấu trúc bề mặt lưới của đối tượng.
Nhược điểm:
Nhưng bên cạnh những ưu điểm được coi là thế mạnh thì kỹ thuật này cũng vẫn còn một số tồn tại như việc tính toán chậm và khó cài đặt. Bên cạnh đó, việc tăng điểm điều khiển cũng làm cho độ phức tạp thời gian tính toán của thuật toán tăng khá nhanh.
Độ phức tạp thời gian tính toán:
Về tính dừng và độ phức tạp của thuật toán trong kỹ thuật này thì: thuật toán chắc chắn dừng khi mà tất cả các điểm trên bề mặt đã được xét, độ phức tạp thời gian
tính độ phức tạp tính toán của hàm RBF. Độ phức tạp tính toán của hàm RBF được chia thành hai pha: pha thứ nhất là tìm Vector A thì độ phức tạp tính toán chính bằng
độ phức tạp tính toán của việc giải hệ phương trình (10) là O(n3), pha thứ hai là tính
toán giá trị mới cho các điểm điều khiển thì độ phức tạp là O(m*n) với n là số điểm
điều khiển, m là số điểm dữ liệu trên bề mặt mẫu cần tính toán.
Thử nghiệm:
Cũng như với phương pháp Barycentric, tôi đã tiến hành thử nghiệm với phương pháp sử dụng hàm cơ sở bán kính và dưới đây là kết quả thu được.
Với mô hình mặt mẫu đầu vào:
Hình 2.12. Mô hình mặt người đầu vào
Thự hiện nắn chỉnh bằng phương pháp Barycentric , kết quả như sau:
a) Biến đổi mô hình với biên độ nhỏ b) Biến đổi mô hình với biên độ rộng