Minh họa phương pháp lồng sọ vào ảnh thật qua hệ thống gương bán mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số kỹ thuật nắn chỉnh biến dạng đối tượng 3d (Trang 55 - 57)

gương bán mạ

Từ năm 1998, theo phương pháp này đã được GS Vũ Ngọc Thụ sáng tạo ra

“Thiết bị chụp ảnh lồng để nhận dạng sọ người mất tích” trong lĩnh vực Pháp Y quân đội ở Việt Nam.

Một kỹ thuật 2D rất đáng chú ý khác là kỹ thuật nhờ sự hỗ trợ của máy tính được phát triển ở Nhật năm 1992. Hệ thống bao gồm một đơn vị xử lý hình ảnh cho hộp sọ và một đơn vị sửa chữa ảnh cho việc sửa đổi các thành phần khuôn mặt dựa

trên hình ảnh hộp sọ. Hình ảnh hộp sọ trước hết được ghi nhận để tạo ra một khung công việc. Từ khung công việc này, các đặc trưng của một khuôn mặt phù hợp được thêm vào cơ sở dữ liệu các thành phần diện mạo khuôn mặt. Sau khi tái tạo tạm thời, hình ảnh bề mặt được sửa sang lại sao cho phù hợp với độ sáng tối và mầu của da, việc sửa chữa lại được thực hiện bằng thiết bị vẽ hình điện tử. Hệ thống này có một cơ sở dữ liệu hữu hạn các thành phần diện mạo khuôn mặt và việc vẽ da mặt đưa ra nhìn nhân tạo các hình ảnh mà các hình ảnh này được sinh dựa trên các lựa chọn ngẫu nhiên các đặc trưng của diện mạo khuôn mặt.

Phương pháp chồng khít ảnh vào hộp sọ nhờ máy tính:

Quy trình chồng khít ảnh vào hộp sọ nhờ máy tính gồm các bước sau:

Bước 1: Tạo mô hình 3D của hộp sọ nhờ máy Scan 3D hoặc chụp cắt lớp. Bước 2: Đọc ảnh chân dung cần lồng

Bước 3: Thực hiện các tương tác với ảnh như: phóng to/thu nhỏ, dịch chuyển, quay và làm trong suốt để có thể chồng ảnh vào hộp sọ tại một số vị trí quan trọng.

Chuyên gia pháp y và giải phẫu học dựa trên kết quả chồng ảnh vào hộp sọ có thể đưa ra kết luận về sự trùng khớp của ảnh chân dung với hộp sọ.

Phương pháp đắp đất sét hoặc gắn thạch cao

Để làm theo phương pháp này thì hộp sọ phải còn khá nguyên vẹn, và việc khôi phục sẽ cần trải qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Ghi lại các thông số đo được từ hộp sọ nhằm phân tích pháp y xác định tuổi, giới tính, chủng tộc của nạn nhân.

Bước 2: Sử dụng các thông tin ở bước 2 để xác định độ dày mô tại các điểm mốc và chuyển sang dạng dữ liệu.

Bước 3: Gắn kim châm đánh dấu các vị trí điểm mốc đã xác định được. Bước 4: Sử dụng kiến thức về phân tích pháp y, tiến hành khôi phục mặt

bằng cách đắp đất sét tại các điểm mốc, lấp đầy các hốc.

Các phương pháp 3D có sự hỗ trợ của máy tính

Về cơ bản có 2 cách tiếp cận tới việc khôi phục bộ mặt: phương pháp giải phẫu

Phương pháp giải phẫu [60]:

Nội dung của phương pháp là mô hình hóa các cơ mặt và gắn chúng vào hộp sọ. Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian vì phải mô hình hóa từng cơ, nhưng có ưu điểm là có thể làm cho bộ mặt sống động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số kỹ thuật nắn chỉnh biến dạng đối tượng 3d (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)