Viết câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lý thuyết trắc nghiệm và ứng dụng trong trắc nghiệm trực tuyến Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 86 - 88)

3.3. Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi

3.3.2. Viết câu hỏi

a. Lập bảng yêu cầu

Ban đầu, nhóm chuyên gia hoặc giáo viên phụ trách môn học đề xuất một bảng yêu cầu trong đó có các thông tin: các nội dung cần kiểm tra đánh giá, số câu hỏi yêu cầu cho từng nội dung, mức độ nhận thức sẽ kiểm tra, mức độ khó/dễ của câu hỏi. Thông thường những nội dung trong bảng thường dựa theo khung chương trình đào tạo hoặc mục tiêu sát hạch.

Chẳng hạn, sau đây là một ví dụ về bảng mô tả yêu cầu dành cho module “Kiến thức và Kỹ năng chung về máy tính”:

(Dạng câu hỏi: M.C = Multiple Choice - nhiều lựa chọn; P = Practice - thực hành); ( T.B = Trung bình)

Nội dung Dạng

câu hỏi Số câu hỏi Mức độ nhận thức Mức độ khó

MỞ ĐẦU 7

Các khái niệm phần cứng, phần mềm M.C 3 Hiểu T.B

Các kiểu máy tính M.C 2 Hiểu T.B

Các bộ phận chính của máy tính PC M.C 2 Hiểu T.B

PHẦN CỨNG 12

Bo mạch chủ M.C 2 Hiểu Khó vừa

Khối xử lý trung tâm (CPU) M.C 3 Hiểu T.B

Bộ nhớ trong/ngoài M.C 4 Hiểu T.B

Các thiết bị vào/ ra M.C 3 Áp dụng Khó vừa

PHẦN MỀM 4

Phần mềm hệ thống M.C 2 Hiểu T.B

Phần mềm ứng dụng M.C 2 Hiểu T.B

BẢO MẬT VÀ BẢN QUYỀN 4

Bảo mật thông tin M.C 1 Hiểu T.B

Virus máy tính M.C 2 Hiểu T.B

Bản quyền phần mềm M.C 1 Biết T.B

HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 40

Màn hình nền/Thanh tác vụ P. 5 Áp dụng T.B

Bật/tắt máy tính M.C 2 Áp dụng T.B

Thao tác với tệp tin và thư mục P. 7 Áp dụng T.B Thao tác với cửa sổ P. 4 Áp dụng T.B Quản lý qua cửa sổ Control Panel P. 3 Áp dụng Khó vừa Tiện ích cây thư mục/tìm kiếm P. 7 Áp dụng /

Tổng hợp T.B (5) Khó (2) Tiện ích mở rộng của Windows: soạn

thảo WordPad, tính toán...

M.C 3 Áp dụng T.B

Quản trị máy in P. 2 Áp dụng T.B

Sử dụng ổ đĩa CD M.C 1 Áp dụng T.B

Nén/giải nén tệp tin M.C

P. 3 Áp dụng T.B Quét diệt virus máy tính. P. 2 Áp dụng T.B

TỔNG 67

Bảng 3.1: Ví dụ về một bảng yêu cầu

Ngoài ra, nếu có yêu cầu khống chế về mặt thời gian cho mỗi câu hỏi khi thí sinh làm bài thi, khi lập bảng cần bổ sung thêm cột Thời gian cho từng câu hỏi.

b. Viết câu hỏi dựa theo bảng yêu cầu

Việc viết câu hỏi được thực hiện bởi giáo viên hoặc các chuyên gia trong môn học này. Có một số yêu cầu chung đối với việc viết câu hỏi cho trắc nghiệm khách quan:

- Nội dung câu hỏi không được quá dài (chẳng hạn, không quá 10 dòng).

- Mỗi câu hỏi được đưa ra độc lập nhau, không phụ thuộc vào các câu hỏi khác. - Một câu hỏi không được là gợi ý trả lời cho câu hỏi khác.

- Tuyệt đối không được dùng các từ mập mờ tối nghĩa trong diễn đạt câu hỏi. Ngoài ra, với mỗi dạng câu hỏi cụ thể có những yêu cầu riêng. Sau đây là các yêu cầu riêng đối với 2 dạng câu hỏi nhiều lựa chọn (multiple-choice) và thực hành (chọn một điểm bất kỳ trên hình ảnh).

+ Yêu cầu đối với dạng câu hỏi nhiều lựa chọn

(Đây là dạng câu hỏi phổ biến, được sử dụng nhiều nhất trong trắc nghiệm khách quan)

- Chọn hình thức thể hiện: cho phép chọn 1 phương án (kiểu chọn radio button) hay cho phép chọn nhiều phương án (kiểu checkbox)

- Chọn ngôn ngữ thể hiện cần phù hợp. Nên tránh những câu hỏi phủ định, đặc biệt là hai lần phủ định.

- Chú ý đảm bảo cho câu hỏi (câu dẫn) với các phương án lựa chọn theo đúng ngữ pháp, tránh gây khó hiểu cho thí sinh.

- Xác định số phương án đưa ra cho thí sinh lựa chọn, số phương án đưa ra không nên quá nhiều, tốt nhất không quá 4 đến 5 phương án.

- Các phương án sai được đưa ra đều có vẻ hợp lý (tức là có một suy diễn nào đó để suy ra phương án).

- Tránh hoặc hết sức hạn chế sử dụng các dạng mệnh đề: “không có phương án nào đúng” hoặc “tất cả các phương án trên đều đúng”, “tất cả các phương án trên đều sai”.

- Tránh việc tạo phương án đúng khác biệt hoàn toàn với các phương án khác (chẳng hạn, ngắn hơn, hoặc dài hơn, mô tả tỉ mỉ hơn...).

- Tránh dùng sơ đồ hay bảng biểu quá phức tạp và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.

- Các phương án đúng được xếp ngẫu nhiên. + Yêu cầu đối với dạng câu hỏi thực hành

(Đây là dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh thực hiện bằng cách kích chuột vào một vị trí trên ảnh, dùng cho các môn kiểm tra thao tác thực hành trên máy tính)

- Câu hỏi cần nêu rõ thao tác yêu cầu thí sinh phải thực hiện.

- Các thao tác thực hành cần kiểm tra là các thao tác cơ bản, không nên đưa ra các thao tác không thể thực hiện trực tiếp được trên ảnh hoặc phải qua nhiều thao tác khác trước rồi mới đến thao tác cần kiểm tra.

- Đáp án cho câu hỏi cần khoanh vùng vừa đủ rộng. Trong một số trường hợp vùng đáp án có thể là hình tròn, hoặc hình chữ nhật hay đa giác bất kỳ. - Nếu trường hợp có nhiều cách thực hiện thao tác (chẳng hạn, thao tác thực

hành chọn từ thực đơn lệnh, hoặc kích chuột vào thanh công cụ), khi soạn câu hỏi cần xét đến hết các thao tác thực hiện này để đảm bảo thí sinh thực hiện theo cách nào cũng đạt điểm. Trong trường hợp chỉ xét đến một phương án đúng duy nhất, cần ghi rõ yêu về cách thức thực hiện trong câu hỏi (chẳng hạn, câu hỏi ghi rõ chọn vùng nào trên thực đơn lệnh).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lý thuyết trắc nghiệm và ứng dụng trong trắc nghiệm trực tuyến Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)