Câu hỏi dùng thanh trượt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lý thuyết trắc nghiệm và ứng dụng trong trắc nghiệm trực tuyến Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 76 - 81)

Câu hỏi có thanh trượt dùng cho những câu hỏi mà câu trả lời là một con số hay một tỷ lệ nào đó.

Chú ý:

Ngoài các dạng câu hỏi nêu trên còn có một số biến thể khác của các dạng câu hỏi này, chúng được mô tả trong tài liệu đặc tả câu hỏi trắc nghiệm QTI -

Question and Test Interoperability specification của IMS Global Learning Consortium.[http://www.imsglobal.org/question/index.html]

3.2. Đặc tả QTI cho câu hỏi, bài trắc nghiệm

3.2.1. Giới thiệu chung về đặc tả QTI

Đặc tả QTI (Question & Test Interoperability) – tạm dịch là đặc tả về tính khả thi tương tác của câu hỏi và bài trắc nghiệm – được phát triển bởi IMS Global Learning Consortium. Đặc tả QTI được ra đời lần đầu tiên vào năm 1999 và phiên bản cuối cùng được đưa ra vào tháng 2 năm 2005.

Theo [16], QTI là một đặc tả dùng để mô tả cấu trúc cơ bản thể hiện dữ liệu câu hỏi (item data hay question data), dữ liệu bài thi trắc nghiệm (test data hay assessment data) và dữ liệu trong những báo cáo kết quả trắc nghiệm tương ứng.

Tương tự đối với SCORM (Sharable Content Object Reference Model), các hệ thống tuân thủ đặc tả QTI có thể trao đổi với nhau dữ liệu về câu hỏi, bài thi và các báo cáo kết quả, do đó, có thể dễ dàng sử dụng lại câu hỏi từ các ngân hàng câu hỏi khác nhau, dễ dàng chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống đánh giá sang các hệ thống quản lý học tập (Learning Management Systems) và ngược lại. Cụ thể hơn, đặc tả QTI được thiết kế nhằm:

- Cung cấp một định dạng dữ liệu chuẩn cho phép lưu trữ các câu hỏi độc lập với công cụ tạo ra chúng;

- Dễ dàng tích hợp ngân hàng câu hỏi vào các hệ thống quản lý học tập (Learning Management Systems) hoặc hệ thống phân phối bài trắc nghiệm (assessment delivery system);

- Dễ dàng sử dụng các câu hỏi từ nhiều nguồn khác nhau: sử dụng lại hoặc chia sẻ ngân hàng câu hỏi;

- Cung cấp cho các hệ thống các mẫu báo cáo kết quả trắc nghiệm thống nhất, do đó, dễ dàng chuyển kết quả thi từ một hệ hệ thống này vào hệ thống khác, chẳng hạn, từ thống trắc nghiệm vào một hệ thống quản lý sinh viên; Đặc tả QTI sử dụng XML (eXtensible Markup Language) để mô tả dữ liệu và do đó, dễ dàng chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống.

Trên thế giới có rất nhiều các công ty thương mại bắt tay vào việc xây dựng hoặc chuyển đổi các sản phẩm courseware và các hệ thống trắc nghiệm nhằm

tuân thủ QTI và SCORM. Tuy nhiên, theo [16], cho đến thời điểm năm 2005, chưa có sản phẩm nào tuân thủ hoàn toàn cả SCORM và QTI.

Sau đây là một số sản phẩm tiêu biểu có liên quan đến đặc tả QTI:

- Canvas Learning: giới thiệu công cụ Author and Player cho phép tạo ra và hiển thị các bài trắc nghiệm tuân thủ IMS QTI.

- Granada Learning: giới thiệu công cụ Testwise, đây là một công cụ trên nền ứng dụng Web cho phép upload các bài trắc nghiệm (assessment) và kiểm tra xem chúng có tuân thủ IMS QTI hay không.

- WebCT: cung cấp bộ công cụ cho phép import/ export nội dung bài học và các bài thi trắc nghiệm theo dạng IMS QTI.

- Moodle: module Quiz của Moodle được phát triển nhằm cho phép import/export các câu hỏi tuân thủ IMS QTI, tuy nhiên, các câu hỏi import vào module này chưa tuân thủ IMS QTI hoàn toàn.

- Các sản phẩm courware của Question Mark Perception cho phép import/export các bài trắc nghiệm tuân thủ IMS QTI.

- LMS Blackboard với các định dạng bài trắc nghiệm có tham khảo đặc tả IMS QTI, tuy nhiên chưa tương thích hoàn toàn với IMS QTI. [32]

- Sakai được giới thiệu có module cho phép import/export câu hỏi và bài thi tuân thủ IMS QTI. [25]

- Respondus: là bộ công cụ cho phép soạn thảo và quản lý câu hỏi, bài trắc nghiệm tuân thủ IMS QTI, bên cạnh đó Respondus còn cho phép in ra hoặc xuất ra các định dạng phù hợp với các LMS như Blackboard.

Ngoài ra một số hệ LMS khác chưa tuân thủ hoàn toàn đặc tả IMS QTI như: Olat, Atutor, ...

3.2.2. Các tài liệu trong đặc tả QTI

Đặc tả QTI được trình bày chi tiết trong 7 tài liệu chính:

- Implementation Guide: tài liệu hướng dẫn mô tả dữ liệu XML cho từng loại câu hỏi cơ bản thông qua các ví dụ cụ thể.

- Information Model: tài liệu tham khảo hướng dẫn về mô hình dữ liệu cho các câu hỏi cùng các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống phân phối bài thi trắc nghiệm (delivery system) và hệ thống soạn câu hỏi (authoring system).

- Meta-data and Usage Data: Do trong tài liệu về chuẩn Learning Object Metadata (LOM) của IEEE (một chuẩn được dùng trong các hệ thống e-Learning) chỉ đưa ra một tập các thành phần (elements) sử dụng để mô tả dữ liệu cho các tài nguyên học (learning resources) mà không mô tả đầy đủ cho các tài nguyên đánh giá (assessment resources) mà cụ thể là các mô tả dữ liệu của câu hỏi, bài thi, kết quả thi. Do đó, tài liệu Meta-data and Usage Data mở rộng và bổ sung cho IEEE LOM nhằm tương thích giữa các đặc tả về tài nguyên học và các đặc tả về tài nguyên đánh giá (dữ liệu câu hỏi, bài thi...). Tài liệu đặc biệt quan trọng đối với người phát triển phần mềm trắc nghiệm, người xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi.

- Intergration Guide: Tài liệu mô tả mối quan hệ giữa đặc tả IMS QTI với các đặc tả có liên quan khác như IMS Content Packaging, IMS Simple Sequencing, IMS Learning Design.

- SML Binding: Tài liệu định nghĩa một tập các lớp và kiểu dữ liệu trừu tượng nhằm sử dụng để kết nối dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau. Tài liệu này cũng mô tả phương thức kết nối thông tin với các tài liệu XML. Các quy tắc kết nối (binding rules) được đưa ra chủ yếu qua XML Schema theo namespace: http://www.imsglobal.org/xsd/imsqti_v2p0.

- Conformance Guide: Tài liệu mô tả các yêu cầu cần tuân thủ đối với dữ liệu chẳng hạn: dữ liệu câu hỏi, bài thi... cùng các yêu cầu cần tuân thủ đối với các hệ thống: ngân hàng câu hỏi – Item Bank System, hệ thống soạn thảo câu hỏi - Authoring System, hệ thống phân phối bài thi – Delivery System.

- Migration Guide: Tài liệu hỗ trợ cho những người đã quen với IMS QTI version 1.x nhằm dễ dàng chuyển sang IMS QTI version 2.0.

Nói chung, QTI 2.0 là một đặc tả hoàn chỉnh và chi tiết cho dữ liệu của hệ thống trắc nghiệm sử dụng trên môi trường Web.

3.2.3. Các đối tƣợng cơ bản nhất trong QTI

Trong tài liệu QTI, 3 đối tượng cơ bản nhất được đưa ra là: Assessment, Section, Item (ASI) .

- Item: là đối tượng có thể trao đổi được nhỏ nhất trong tài liệu QTI-XML. Một “Item” rộng hơn một “Question”, cụ thể là Item chứa câu hỏi (Question), ngoài ra còn có các thành phần khác như: các lời dẫn hay chú

thích; các thuộc tính (độ khó, độ phân biệt, độ phỏng đoán) của câu hỏi; biểu diễn về cách xử lý phương án trả lời của thí sinh; phần thể hiện phản hồi khi thí sinh trả lời câu hỏi (trong một số trường hợp); meta-data mô tả cho item.

- Assessment: Một “Assessment” tương đương với một bài trắc nghiệm (Test). Assessment chứa tập các Item dùng để đánh giá năng lực thí sinh. Assessment cũng chứa những chỉ dẫn (instruction) cần thiết để tổng hợp điểm của tất cả các item trong nó thành điểm của bài trắc nghiệm.

- Section: Một section được sử dụng để xây dựng các đối tượng đánh giá theo thứ bậc. Một section cũng có thể chứa một hoặc nhiều section khác. Một section có thể xem như một chủ đề trong một môn học cần được lượng giá trong bài trắc nghiệm.

Ngoài 3 đối tượng cơ bản nêu trên, còn có một số đối tượng khác thường xuyên có mặt trong tài liệu tuân thủ QTI, đáng chú ý là: object-bank và assessment-bank.

- Object-bank: đây là một tập các item và section. Một object-bank có một định danh duy nhất và nhờ có meta-data mà nội dung của nó có thể được tìm thấy bởi các hệ thống. Một object-bank được sử dụng để chứa cơ sở dữ liệu về đánh giá các đối tượng được sử dụng trong các bài trắc nghiệm (assessment). Các Object-bank được chuyển đổi sử dụng nhờ đóng gói thành gói chuẩn (QTI package). Một QTI package là một file ZIP trong đó gồm một file chứa XML meta-data (imsmanifest.xml), file XML mô tả các đối tượng dữ liệu (item, section) – các đối tượng dữ liệu này được chứa trong cặp thẻ <questestinterop> </questestinterop> và cuối cùng là các tài nguyên khác như hình ảnh, âm thanh. Các object-bank sử dụng trong trường hợp cần tổng hợp bài thi từ các thành phần đơn lẻ là các item và các section.

Hệ thống phân phối bài thi cần tổng hợp các item, section thành các bài thi trước khi phân phối đến thi sinh.

- Assessment-bank: là một tập các bài trắc nghiệm (assessment) mà trong các bài trắc nghiệm này đều có chứa các item, section. Một assessment- bank có định danh (identifier) duy nhất và meta-data, nhờ đó, nội dung của nó có thể được tìm thấy bởi các hệ thống. Một assessment-bank được sử dụng để chứa một tập các bài trắc nghiệm có liên quan với nhau.

Tương tự như các object-bank, các assessment-bank có thể được chuyển đổi sử dụng nhờ đóng gói thành gói chuẩn (QTI package).

Như vậy, hệ thống phân phối bài thi (Assessment Delivery) có thể chọn các bài trắc nghiệm (assessment) từ assessment-bank.

3.2.4. Ví dụ minh hoạ biểu diễn câu hỏi theo đặc tả QTI

Sau đây là phần ví dụ minh họa về mô tả dữ liệu theo đặc tả QTI áp dụng cho hai dạng câu hỏi (multiple choice question và select point question) được sử dụng trong hệ thống trắc nghiệm kỹ năng công nghệ thông tin của Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn (Multiple choice Question)

Sau đây là câu hỏi đã giới thiệu ví dụ ở phần trước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lý thuyết trắc nghiệm và ứng dụng trong trắc nghiệm trực tuyến Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)