Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại Sepon Boutique Resort (Trang 60 - 62)

Chương 2 : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ

2.3. Đánh giá chung

Từ mô hình nghiên cứu ban đầu được xây dựng dựa trên lý thuyết, bao gồm 7 yếu tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại Sepon Boutique

Resort thuộc Công ty Cổ phần Tổng Công Ty Thương Mại Quảng Trị, sau quá trình kiểm định độ tin cậy của thang đo đã loại đi nhóm yếu tố Phúc lợi và nhóm yếu tố

Điều kiện làm viêc do không đảm bảo tiêu chuẩn đề ra, mặt khác một số biến quan sát

trong các nhân tố khác cũng bị loại đi do không đóng góp nhiều cho việc giải thích

khái niệm cần đo.

Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, các biến quan sát hợp lệ được đưa vào

phân tích nhân tố với phép quay Varimax. Sau 2 lần phân tích nhân tố và loại biến

quan sát DK1,DK2,DK3;PL1,PL2,PL3. Các biến quan sát đã hội tụ về các nhân tố như

mô hình banđầu và các chỉ số thống kê cũng phù hợp với tiêu chuẩn đề ra.

Sau khi thiết lập giá trị trung bình của các yếutố từ kết quả kiểm định thang đo

và phân tích nhân tố, các giá trị đại diện cho các yếutố này được sử dụng để phân tích tương quan và hồi quy. Kết quả phân tích tương quan và hồiquyđã loại đi nhóm yếu

tốLD (Lãnh đạo), riêng 4 nhóm yếu tố còn lại có ảnh hưởng đếnquyết định lựa chọn

mua sắm tại siêu thị Sepon. Trong đó nhóm yếu tố Tiền lương ảnh hưởng mạnh nhất đếnSự cam kết gắn bó với tổ chức tại Sepon Boutique Resort và nhóm yếu tố Cơ hội đào tạo – Thăng tiếnảnh hưởng thấp nhất. Kết quả cũng cho thấy 4 nhóm yếu tốTiền lương, Bản chất công việc, Đồng nghiệp và Cơ hội đào tạo – Thăng tiến giải thích được 63,1% sự biến thiên của yếu tố phụ thuộc Sự cam kết gắn bó với tổ chức tại Sepon Boutique Resort.

Như vậy, sau quá trình xử lý số liệu bằng công cụ SPSS, mô hình đã được hiệu

chỉnh và cũng là cơ sở để đưa ra giải pháp như sau:

Mô hình 2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Tiền lương

Bản chất công việc

Đồng nghiệp

Đào tạo & Thăng tiến

Sự cam kết gắn bó với tổ chức Đặc điểm cá nhân: + Giới tính + Tuổi + Thời gian làm việc + Thu nhập hàng tháng

Chương 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN VỚI SEPON BOUTIQUE RESORT

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà hàng, ban giám đốc Sepon Boutique Resort cần có những đánh giá một cách tổng quát về những gì đã làm được và chưa làm được để có những định hướng phát triển Resort trong tương lai. Nguồn nhân lực luôn luôn nắm một vai trò rất quan trọng đối với sựtồn tại và phát triển của bất cứmột

đơn vịkinh doanh nào, Resort cần nhận thức được vấn đề này đểcó những biện pháp nhằm tạo ra và duy trì mức độ cam kết của nhân viên với tổchức mình. Theo kết quả

nghiên cứu của tôi sau 3 tháng thực tập tại Resort thì có 4 nhân tốcó ảnh hưởng quan trọng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với Resort, đó là: “Tiền lương”, “Bản chất công việc”, “Đồng nghiệp” và “Cơ hội đào tao – Thăng tiến”. Riêng nhân tố “Lãnh

đạo” chưa được nhân viên Resort đánh giá cao và kết quả hồi quy cũng đã cho thấy nhân tố này không ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức, tuy nhiên Resort cũng cần phải có những giải pháp cụ thểcho các 4 nhân tố cóảnh hưởng

ởtrên và giải pháp nâng cao sựhài lòng của nhân viên với nhân tốnày.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại Sepon Boutique Resort (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)