Modul Opac (Mục lục công cộng truy cập trực tuyến) cho phép cả cán bộ TT- TV và NDT có thể tra cứu dữ liệu của thư viện từ xa thông qua mạng LAN, WAN, INTERNET. Giao diện Opac cho phép truy cập theo các điểm sau: - Nhan đề tài liệu;
- Tên tác giả;
- Nơi xuất bản; Nhà xuất bản; Năm xuất bản; - Ký hiệu phân loại;
- Từ khóa;
- Số đăng kí các biệt.
Opac đem lại ngoài việc tra cứu, tìm kiếm thông tin được dễ dàng còn hỗ trợ thêm cho việc thực hiện các dịch vụ khác của thư viện như: mượn liên thư viện; cung cấp thông tin, trao đổi thông tin qua email...
2.2.2 Dịch vụ phổ biến thông tin hiện tại (CAS - Current Awarensess Services) Services)
Dịch vụ phổ biến thông tin hiện tại bao gồm một hệ thống các dịch vụ, thông qua việc tìm kiếm xác định những tài liệu mới phù hợp với nhu cầu của NDT, từ đó thông báo và cung cấp cho họ thông tin về các tài liệu này.
Có nhiều hình thức triển khai CAS nhằm giúp NDT nhận được các thông tin về tài liệu mới một cách nhanh chóng, thuận tiện và đầy đủ nhất. Tại Viện sử dụng các hình thức phổ biến thông tin như sau:
2.2.1.1 Cung cấp tài liệu theo yêu cầu:
Chủ yếu là phục vụ tài liệu theo yêu cầu của các cán bộ trong Viện và đột xuất của lãnh đạo Viện. Mục đích nhằm cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết cho các chương trình đề tài, dự án nghiên cứu của Viện như: thu thập tài liệu phục vụ đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu các cơ chế thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam", …
2.2.1.2 Cung cấp thông tin chuyên đề:
Mục đích của dịch vụ này là giúp NDT nắm bắt được nhanh chóng, đầy đủ và toàn diện thông tin thư mục mới nhất hoặc các thành tựu mới trong các lĩnh vực khoa học, rút ngắn thời gian tra tìm thông tin để thực hiện mục đích nghiên cứu, học tập của họ.
Tại Viện, các thông tin chuyên đề thường được tập hợp và cung cấp dưới dạng tài liệu chuyên đề hay tài liệu tham khảo.
2.2.1.3 Tuyên truyền, phổ biến thông tin KH&CN:
Thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất liên quan đến lĩnh vực KH&CN trên sách, báo, tạp chí... được tổ chức thành các chuyên đề đưa lên website của Viện.
2.2.3 Dịch vụ đọc mượn tài liệu
2.2.3.1 Đọc tài liệu tại chỗ:
Đây là hình thức không thể thiếu ở mọi cơ quan TT-TV.Tại đây NDT có thể đáp ứng nhu cầu tra cứu tài liệu trên các vật mang tin khác nhau được lưu trữ trong kho.
Do tính chất đặc thù của thư viện nên hiện tại Ban TTTV&ĐT SĐH có hai hình thức phục vụ đọc tại chỗ:
- Theo phương thức kho mở: Do điều kiện về diện tích, số lượng phục vụ ít và việc tổ chức tài liệu, nên hình thức này chỉ áp dụng cho loại hình báo - tạp chí. + Ưu điểm: Thủ tục nhanh, bạn đọc tiết kiệm được thời gian vì có thể tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, đọc lướt nhiều tài liệu để tìm ra được tài liệu mình cần, rất thuận lợi cho việc so sánh, lựa chọn, tra cứu tài liệu.
+ Nhược điểm: Gây khó khăn cho cán bộ thông tin - thư viện trong việc bảo quản tài liệu nhất là khi chưa có trang thiết bị bảo vệ tự động. Tài liệu bị xáo trộn, thất lạc và dễ rách hỏng.
Chính vì vậy, Ban TTTV&ĐT SĐH có một số quy định với bạn đọc khi sử dụng kho mở: không mang tài liệu ra khỏi thư viện khi chưa làm thủ tục, tài liệu đánh mất, làm hỏng phải đền, không xé, làm rách nát, đánh dấu vào tài liệu.
- Theo phương thức kho đóng: Phương thức phục vụ này là cung cấp tài liệu theo yêu cầu của bạn đọc, đồng thời tổ chức cho bạn đọc có điều kiện đọc tài liệu tại chỗ. Để mượn tài liệu tại phòng đọc này, bạn đọc phải gửi phiếu yêu cầu cho cán bộ thông tin - thư viện. Sau khi nhận phiếu yêu cầu, cán bộ thông tin - thư viện có nhiệm vụ tìm đúng tài liệu được yêu cầu, cung cấp cho độc giả và tổ chức cho độc giả đọc tài liệu tại phòng. Trong quá trình phục vụ, thủ thư có trách nhiệm trả lời các câu hỏi thuộc phạm vi quản lý, đồng thời theo dõi độc giả sử dụng tài liệu, xử phạt các trường hợp vi phạm, nhận lại tài liệu và thống kê lượt phục vụ.