Xu thế phát triển sang NGN-Mobile [7, 9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng thông tin di động thế hệ mới NGN mobile và khả năng áp dụng tại việt nam luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 26 - 28)

Mạng thông tin di động đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên toàn thế giới trong mười năm vừa qua với khả năng cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ. Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ dữ liệu ngày càng tăng cao, các dịch vụ dữ liệu chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng doanh thu của nhà khai thác mạng thông tin di động. Trong vài năm tới các dịch vụ thông tin đa phương tiện dựa trên nền IP, sẽ là nguồn doanh thu chính khi doanh thu từ các dịch vụ thoại đang trở nên bão hoà.

Xu hướng này đòi hỏi mạng thông tin di động phải phát triển theo một cấu trúc mới tiên tiến hơn, cấu trúc dựa trên nguyên tắc của mạng NGN (Next Generation Network) (giải pháp NGN-Mobile), với các tiêu chí cơ bản là sự hội tụ dịch vụ thoại và dịch vụ dữ liệu, sự phân tách lớp điều khiển khỏi lớp truyền tải.

Giải pháp mạng NGN là một giải pháp tổng thể liên quan đến toàn mạng. Mục đích hướng tới là hệ thống mạng sử dụng toàn bộ giao thức IP.

Trên thế giới hiện nay, mạng thông tin di động phát triển theo hai hướng công nghệ cơ bản là: công nghệ WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access) và

Các lợi ích chính của mạng NGN-Mobile không nằm ngoài khả năng cung cấp mềm dẻo và đa dạng nhiều loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thông tin đa phương tiện thời gian thực, các dịch vụ dữ liệu phong phú. Sau đây là một số ưu điểm cơ bản của mạng NGN-Mobile:

+ Một mạng lõi duy nhất: mạng lõi dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, cho phép tối ưu khả năng sử dụng tài nguyên.

+ Tính hội tụ: cho phép nhiều loại hình đa truy nhập mạng bao gồm cả vô tuyến lẫn hữu tuyến.

+ Kiến trúc mở: các nhà phát triển dịch vụ/ứng dụng bên thứ ba dễ dàng tham gia vào việc cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng các hàm mở API (Application Programming Interface) do mạng cung cấp.

+ Dịch vụđa dạng: cho phép phát triển các loại hình dịch vụ gia tăng đặc biệt là các loại hình dịch vụ truyền thông đa phương tiện IP.

+ Tiết kiệm băng thông: cuộc gọi từđầu cuối tới đầu cuối trong mạng NGN di động sử dụng mã hóa thích nghi AMR (Adaptive Multi Rate) cho phép tối ưu hóa băng thông, giảm thiểu sử dụng các thiết bị chuyển đổi mã hóa thoại (Transcoder), nhưng vẫn cải thiện được chất lượng thoại.

+ Tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị ban đầu cũng như chi phí vận hành khai thác trong giai đoạn sau: Dễ dàng phát triển các dịch vụ mới, tăng hiệu quả trong kinh doanh.

+ Phù hợp với tiến trình chuyển đổi và xu hướng hội tụ mạng di động và cố định ở trong nước và ngoài nước: hệ thống mạng áp dụng các tiêu chuẩn lớn trên thế giới như 3GPP, 3GPP2, ITU, ETSI. IETF đã được chuẩn hóa. Tiến tới hội tụ sử dụng chung mạng truyền tải IP/MPLS-backbone, mạng IMS (Internet Protocol Multimedia Subsystem), mạng lõi chung cho mạng NGN-Mobile và mạng NGN-cố định, hội tụ các dịch vụ mạng NGN-di động và NGN-cố định. Mạng NGN-Mobile đã được triển khai ở nhiều nước như: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,..

CHƯƠNG 2

MNG NGN-MOBILE

Nhưđã khảo sát ở chương I, mạng thông tin di động tại Việt Nam phát triển rất nhanh chóng. Về cơ bản mạng thông tin di động hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp dịch vụ trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, nhu cầu khách hàng ngày một tăng lên và đòi hỏi các dịch vụ ngày càng tiện dụng, thông minh và chất lượng cao hơn.

Cũng như mô hình một số nước khác, mạng Viễn thông Việt Nam hiện tại có cấu trúc khá phức tạp, gồm nhiều chủng loại thiết bị và hệ thống mạng dịch vụ khác nhau. Mỗi loại hình dịch vụ có một mạng riêng để cung cấp các dịch vụđó, gần như chưa tận dụng được hạ tầng của các mạng cho nhau, như mạng PSTN/ISDN, truyền số liệu kênh thuê riêng, X25-Frame Relay, Internet, VOIP 171, 1717, mạng di động GSM, CDMA…

Các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VNPT, Viettel hay SPT cũng đang rất nỗ lực nhằm triển khai mạng ngày một hiện đại hơn theo hướng NGN. Đặc biệt, VNPT đã và đang triển khai mạng NGN cố định trong thời gian gần đây. Hiện tại đã có định hướng phát triển mạng di động theo hướng NGN.

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu chương trước, chương này nghiên cứu mô hình cấu trúc nguyên tắc của mạng NGN-Mobile.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng thông tin di động thế hệ mới NGN mobile và khả năng áp dụng tại việt nam luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)