2.2. Cấu trúc phân lớp của mạng NGN-Mobile
2.2.1. Cấu trúc dựa trên Softwitch
Chúng ta có thể thấy rằng, giải pháp mạng NGN là tách phần điều khiển ra khỏi phần truyền tải trong miền chuyển mạch kênh. Phiên bản Release 4 lần đầu tiên đã sử dụng Media Gateway và MSC Server hoạt động dựa trên Chuyển mạch mềm. Softswitch trong mạng NGN-Mobile có các tính năng tương tự chuyển mạch mềm trong tổng đài NGN[ 4, 7, 9].
Chuyển mạch mềm - Softswitch là một thành phần cơ bản của mạng thế hệ sau NGN dựa trên ý tưởng chuyển mạch mềm trong tổng đài NGN, với chức năng cơ bản là điều khiển kết nối. Softswitch điều khiển việc thiết lập và kết thúc cuộc gọi từ hoặc tới các thuê bao được phục vụ bởi tổng đài, quản l ý các kết nối này tới
Softswitch bao gồm các phần tử Softswitch host, Application Server, Operating Support System và các Media Gateway (Signaling Gateway, Trunk Gateway, Access Gateway), các phần tử này hoặc là các phần tử riêng biệt hoặc được tích hợp với nhau, trong đó:
o Softswitch (còn được gọi là Call Agent hoặc Call Controller): thực hiện chức năng quản l ý cuộc gọi.
o Application Server (AS): cung cấp các tính năng hỗ trợ ứng dụng/ nội dung.
o Operating Support System (OSS): có chức năng quản lý mạng, hỗ trợ tính cước,...
o Trunk Gateway (TG): kết nối tổng đài Toll hoặc Local của mạng PSTN. o Signaling Gateway: kết nối mạng báo hiệu CCS-7.
o Access Gateway (AG): kết nối với thiết bịđầu cuối.
Hình 2.2: Khái niệm Softswitch
Softswitch được thực hiện bằng phần mềm chạy trên các Platform thương mại. Softwitch thực hiện các chức năng thông tin giống như tổng đài chuyển mạch kênh truyền thống. Nhưng không giống các giải pháp chuyển mạch được sử dụng rộng rãi, Softswitch là một platform mở, linh hoạt và tin cậy có cấu trúc phân lớp dựa trên tưởng tách phần điều khiển cuộc gọi/phiên khỏi lớp truyền tải lưu lượng.
Hình 2.3 mô tả cấu trúc phân lớp của Softswitch bao gồm: lớp truyền tải, lớp điều khiển và lớp ứng dụng/dịch vụ. Các lớp kết nối với nhau sử dụng các hàm giao diện lập trình ứng dụng (API) đã được chuẩn hóa. Kiến trúc này cho phép nhà khai thác mạng có giải pháp tối ưu để phát triển và quản lý các dịch vụ mới nhằm đảm bảo nhu cầu thay đổi rất nhanh của các dịch vụ/ứng dụng.
o Lớp ứng dụng (Application Layer): các giao diện mở API cho phép các nhà cung cấp nội dung/ứng dụng thuộc bên thứ ba dễ dàng phát triển các dịch vụ và cung cấp cho khách hàng.
o Lớp điều khiển cuộc gọi/phiên (Session Control Layer): kết nối, điều khiển, giám sát cuộc gọi/phiên, cũng như hỗ trợ nhiều loại giao thức khác nhau.
o Lớp truyền tải (Transport Layer): bao gồm các phần tử mạng thực tế (thiết bị phần cứng) thực hiện chức năng truyền tải vật các bit thông tin độc lập với loại hình mạng truy nhập. Phương thức truyền tải gói tin có thể là IP hoặc ATM.
Hình 2.3: Cấu trúc phân lớp chức năng của Softswitch so với cấu trúc của tổng
đài chuyển mạch kênh truyền thống
Hệ thống chuyển mạch kênh và chuyển mạch mềm có sự khác biệt rõ rệt như sau:
Chuyển mạch mềm: Các giải pháp đưa ra từ nhiều nhà cung cấp, ở nhiều mức độ khác nhau với nhiều sản phẩm nguồn mở theo chuẩn. Khách hàng tự do chọn lựa những sản phẩm tốt nhất để xây dựng từng lớp mạng trong hệ thống. Các chuẩn mở cho phép mở rộng dễ dàng và giảm chi phí vận hành, quản lý và bảo dưỡng.