Mô hình kết nối mạng NGN-Mobile với mạng NGN-cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng thông tin di động thế hệ mới NGN mobile và khả năng áp dụng tại việt nam luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 70 - 72)

3.3. Lộ trình triển khai mạng NGN-Mobile tại Việt Nam 3.3.1. Lộ trình triển khai mạng NGN-Mobile từ mạng GSM 3.3.1. Lộ trình triển khai mạng NGN-Mobile từ mạng GSM

Cấu trúc triển khai bao gồm các thành phần: mạng truy nhập, mạng lõi, hệ thống điều khiển, báo hiệu, hệ thống các máy chủ ứng dụng AP (Application Server). Bước đầu sẽ triển khai tại các khu vực thành phố lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Lộ trình triển khai mạng NGN-Mobile theo phân lớp mạng như sau:

3.3.1.1. Mạng truy nhập

Để có thể triển khai đầu đủ các dịch vụ mà một hệ thống NGN di động R4/R5 có thể hỗ trợ thì trước tiên cần triển khai lớp mạng truy nhập vô tuyến theo 3G UTRAN. Ngoài ra, mạng NGN-Mobile sẽ được kết nối với mạng truy nhập 2,5G UTRAN đang tồn tại. Khi sử dụng các dịch vụ 3G trong mạng truy nhập UTRAN thì thiết bị đầu cuối phải hỗ trợ 3G hoặc các thiết bị 2G/2.5G và WCDMA. Nếu thuê bao nằm trong vùng phục vụ của UTRAN thì sẽ sử dụng dịch vụ 3G. Nếu thuê bao nằm trong vùng phục vụ chỉ có mạng GERAN thì sẽ sử dụng dịch vụ 2G và 2.5G.

3.3.1.1.1. Mng truy nhp UTRAN

Mạng truy nhập UTRAN ban đầu sẽ được triển khai tại ba thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Cấu trúc chung của các mạng truy nhập của ba thành phố là tương tự như nhau. Tuy nhiên, số lượng thiết bị và dung lượng của thiết bị sẽ khác nhau. Hệ thống mạng truy nhập UTRAN bao gồm các phần tử cơ bản như: RNC, Node, ...

3.3.1.1.2. Mng truy nhp GERAN

Cấu trúc GERAN bao gồm hai hệ thống con: mạng truy nhập GSM 2G truyền thống và mạng truy nhập GPRS 2.5G. GERAN là cấu trúc mạng truy nhập vô tuyến mà các công ty thông tin di động hiện đang khai thác. Hệ thống NGN-Mobile sẽđược kết nối với hệ thống truy nhập GERAN hiện có nhằm tận dụng vùng phủ sóng của mạng 2.5G.

3.3.1.2. Hệ thống mạng lõi

Hệ thống mạng lõi của mạng NGN-Mobile cần phải tuân theo chuẩn 3GPP R4/5, gồm hai phân hệ chính: phân hệ chuyển mạch kênh CS và phân hệ chuyển mạch gói PS.

3.3.1.2.1. Phân h chuyn mch kênh

Thành phần chính trong phân hệ chuyển mạch kênh là MGW. Phân hệ chuyển mạch kênh cần có tối thiểu 2 MGW, trong đó một CS-MGW kết nối với mạng truy nhập vô tuyến UTRAN và một GMGW làm nhiệm vụ kết nối với mạng PSTN.

3.3.1.2.2. Phân h chuyn mch gói

GGSN và SGSN là hai phần tử cơ bản trong phân hệ chuyển mạch gói. Ngoài những thiết bị đã được trang bị sẵn thì cần sử dụng một GGSN và một SGSN với khả năng dịch vụ 3G.

3.3.1.3. Hệ thống điều khiển và báo hiệu

Phần tử thuộc lớp điều khiển bao gồm: MSC Server, HLR/AUC. Trong giai đoạn đầu triển khai thì sẽ triển khai một MSC Server tại Hà Nội

3.3.1.4. Triển khai dịch vụ

Ngoài các dịch vụ đang sử dụng của mạng GERAN. Trong thời gian đầu sẽ triển khai một số dịch vụ như: dịch vụ voice, data, dịch vụ gia tăng, truy nhập Internet, dịch vụ MMS, Streaming Media,... Khi triển khai các dịch vụ này thì phải có các máy chủ quản lý dịch vụ. RNC BSC PCU UTRAN HÀ NỘI GERAN BTS Node B RNC BSC PCU UTRAN ĐÀ NẴNG GERAN BTS Node B RNC BSC PCU UTRAN TPHCM GERAN BTS Node B MẠNG LÕI Internet PSTN GGSN 3G MGW MSC Server SGSN 3G CS-MGW MẠNG LÕI SGSN GGSN MSC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng thông tin di động thế hệ mới NGN mobile và khả năng áp dụng tại việt nam luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 70 - 72)