3.1. Cấu trúc mạng NGN-Mobile Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu xây dựng cấu trúc mạng NGN-Mobile [2, 3]
Cấu trúc mạng viễn thông Việt Nam xây dựng theo định hướng chung của thế giới. Theo quan điểm của NGN Projetct 2004, SG13, ITU thì mạng NGN cần đạt được một số mục tiêu cụ thể sau:
3.1.1.1. Mục tiêu về dịch vụ
Đáp ứng được nhu cầu cung cấp dịch vụ viễn thông hiện nay và các loại dịch vụ viễn thông thế hệ mới theo hướng các dịch vụ multimedia và tốc độ cao- broadband, real time hay non-real time như: các dịch vụ PSTN/FAX/ ISDN, các dịch vụ số liệu như: Internet, VPN, Frame Relay, ATM, leased line..., các dịch vụ Multimedia và NGN sẽ ra đời.
Đáp ứng các loại hình dịch vụ di động và tính năng di động nói chung như: các dịch vụ di động GSM, CDMA( 2G), GSM, CDMA + GPRS, WAP (2.5G), 3G theo chuẩn IMT 2000, khả năng roaming giữa các mạng dịch vụ.
Các tính năng của dịch vụđộc lập với công nghệ mạng tryền tải lớp dưới.
3.1.1.2. Mục tiêu về mạng lưới
Công nghệ mạng truyền tải dựa trên chuyển mạch gói và định tuyến các gói tin, cụ thể là IP-MPLS.
Tách biệt giữa chức năng điều khiển với mạng lưới và dịch vụ, giữa cungcấp dịch vụ và mạng lưới, cung cấp khả năng hỗ trợ các giao diện mở để tăng khả năng phát triển các dịch vụ mới cho khách hàng.
Đảm bảo phối hợp hoạt động và kế thừa tốt với các hệ thống mạng viễn thông hiện đại (PSTN/ISDN, Internet/IP, Mạng truyền dữ liệu X25/Frame Relay).
Linh hoạt trong giải pháp truy nhập của khách hàng: Hữu tuyến, vô tuyến, cố định và di động.
3.1.1.3. Mục tiêu quản lý
Quản lý về chất lượng mạng lưới và các dịch vụ QoS.
Tuân thủ các quy tắc về quản lý thông tin như quản lý bảo mật, riêng tư quản lý thông tin khẩn cấp. Tăng cường khả năng tự quản lý và tùy chọn dịch vụ của khách hàng.