VIII. Những hiện tượng liên quan tới sức khỏe
213. Phương pháp cho trẻ em vận động để tập thở.
Bằng phương pháp làm cử động tay, chân, các khớp xương và cột sống, người ta đã làm cho các bệnh ho tái phát, bệnh hen ở trẻ em, các bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh, đỡ hẳn.
Phương pháp hỗ trợ sự hô hấp này còn làm cho các ốngdẫn khí được thông, sạch. ởbệnh viện, phương pháp này được dùng hàng ngày hoặc nhiều lần trong ngày do các chuyên viên thực hiện
cho các cháu rất nhỏ, tới các cháu lớn. Các bậc cha mẹ cũng có thể học được kỹ thuật của phương pháp này để áp dụng cho các cháu ở nhà.
Khi gặp các trường hợp trẻ em gặp tai nạn, bị ngạt hoặc ngưng thở, phải nhờ người gọi ngay tới nơi cấp cứu. Trong khi chờ đợi, không được để phí thời gian, mà chính bạn phải là người thực
hành hô hấp nhân tạo cho các cháu ngay.
Phương pháp hữu hiệu nhất là miệng hút miệng còn gọi là "hà hơi thổi ngạt" (xem hình vẽ), áp
dụng cho mọi trường hợp như ngã xuống nước, bị điện giật, bị ngạt hơi ga hoặc mắc vật cứng ở
cổ, xe đụng v.v... Điều quan trọng nhất là PHảI LàM NGAY, không được chậm trễ: mọi người chỉ
cần bị ngưng thở vài phút cũng đủ gây ra những tổn thương ở não không thể phục hồi được
nữa.
Khi nạn nhân ở trạng thái sau đây, cần phải thực hiện hô hấp nhân tạo ngay:
1. Mặt, môi xanh tím chứng tỏ cơ thể thiếu ôxy.
2. Ngất rất nhanh. 3. Ngưng hô hấp.
1. Mở khuy áo cổ và ngực của nạn nhân, không để cổ và ngực bị bó chặt.
2. Để ngửa đầu nạn nhân ra phía sau để đường hô hấpađược mở rộng và để lưỡi không bị tụt ra
sau, chặn đường đi của không khí vào phổi.
3. Hít một hơi thật dài, rồi há miệng to đủ để ngậm được kín miệng nạn nhân (hình B); nếu nạn
nhân là một cháu bé mới sinh thì ngậm kín cả miệng và 2 lỗ mũi của cháu (hình C).
Khi hà hơi vào cháu bé, cháu càng ít tuổi, càng phải hà từ từ. Với Bé sơ sinh, hà cả vào đường
miệng và đường mũi.
4. Mỗi lần hà hơi xong, lại ngồi thẳng lên để hít thở cho được nhiều.
5. Hà hơi thổi ngạt như vậy cho tới khi nào thấy ngực cháu bé phập phồng, chứng tỏ cháu đã tự
thở được mới thôi.
6. Trong thời gian thực hiện thở nhân tạo giừ đầu nạn nhân ngả ra đằng sau. Cố thực hiện nhịp
thở từ 20 - 40 lần mỗi phút.
KHó KHǍN KHI THựC HIệN THở NHÂN TạO - Việc thực hiện hô hấp nhân tạo sẽ gặp khó khǎn khi đường dẫn khí qua cổ nạn nhân bị vướng. Nếu vì lưỡi nạn nhân co vào, che cổ họng thì ngửa thêm đầu nạn nhân ra phía sau.
Nếu có vật ngáng mắc trong cổ nạn nhân, phải cố lấy ra (coi lại phương pháp Heimlich) rồi nhanh chóng "hà hơi thổi ngạt".
NHữNG DấU HIệU CHứNG Tỏ CHáU Bé Đã Tự THở Được:
1. Sắc mặt cháu hồng lên, không tái nữa.
2. Ngực phập phồng.
XOA BóP TIM - Nếu cháu bé đã ngưng thở mấy phút thì tim cũng ngưng đập. Cần phải thực hiện phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Vì phương pháp này cũng có táchại cho nạn nhân,
nên chỉ thực hành khi chắc chắn tim nạn nhân đã ngưng đập.
Nếu không có người giúp đỡ, một người vẫn có thể vừa hà hơi cứu ngạt, vừa xoa bóp tim, hà
hơi, xoa bóp tim, rồi lại hàhơi cứ thay đổi như thế.
PHƯƠNG PHáP XOA BóP TIM - Nạn nhânnằm ngửa. Người cứu nạn dùng gan bàn tay ấn
thẳng góc mạnh lên ngực của nạn nhân, ở phần ba dưới cửa xương ức về phía trái. Mỗi phút ấn
60 lần. Tránh không ấn quá về phía xương sườn của trẻ em vì xương còn yếu, có thể bị gãy. (Xem hình vẽ).
Phương pháp này cũng áp dụng cả với người lớn nhưng phải hà hơi và ấn tay mạnh hơn.