Đau bụng và vùng bụng.

Một phần của tài liệu Chăm sóc bệnh cho bé pptx (Trang 31 - 32)

IV. Những vấn đề có liên quan tới phần bụng

55. Đau bụng và vùng bụng.

Đau bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em mà cũng là chứng khó xác định bệnh nhất, vì có rất

nhiều nguyên nhân khiến các cháu bị đau bụng: từ khả nǎng các cơ quan nội tạng bị đau tới sự

hoạt động của các cơ quan bị trục trặc; có khi cần phải phẫu thuật ngay mà có khi lại chỉ vì một

nguyên nhân tâm lý nào đó.

Tuy vậy, người lớn nên biết, khi có hiện tượng gì thì cần phải mang Bé đi cấp cứu hoặc đi phẫu

thuật ngay: đó là các trường hợp Bé đang khỏe mạnh bỗng bị đau dữ dội; đau ở một điểm xác định; đau khiến Bé phải nằm một chỗ; đau kèm theo sốt và nôn. Những hiện tượng này có thể

Nếu sau vài giờ, Bé vẫn chưa hết đau thì cần phải mời bác sĩ tới hoặc đưa cháu đi bệnh viện.

Nhiều khi, những triệu chứng tương tự giống như trên lại là những chứng bệnh chẳng hề cần tới

phẫu thuật. Thật vậy một số bệnh dịch theo mùa như cảm cúm, viêm phổi hoặc viêm vùng phổi

cũng có thể gây đau bụng. Ngoài ra, các bệnh gan, ống tiểu, sốt xuất huyếtkèm theo chứng táo

bón nhất thời hoặc lặp đi lặp lại đều có thể làm đau bụng. Các cháu còn có thể bị đau bụng vì giun, sán....

Về hiện tượng đau vùng bụng, các bác sĩ thường nhận xét thấy: trẻ thỉnh thoảng lại kêu đau

bụng, tuy kêu đau nhưng cháu chịu được và việc này đã xảy ra trong một thời gian dài. Xem như

vậy thì rất có thể, đây chỉ là một vấn đề tâm lý. Bởi vậy, chữa bằng thuốc thang khỏi được. Hiện tượng này có những đặc điểm :

* Trẻ thường kêu đau quặn vùng rốn vào buổi sáng, bữa cơm trưa rồi tới chiều thì khỏi;

* Trẻ có thể thấy đau từng đợt nhiều ngày rồi lại khỏi. * Tuy kêu đau, nhưng vẫn chơi;

* Khi đau, trẻ có thể kém ǎn hoặc kém ngủ.

Trẻ đau như thế thường hay làm nũng, nhút nhát, muốn gần bố mẹ và ngại đến trường v.v...

Muốn tìm nguyên nhân đau bụng của trẻ em, thường phải tiến hành một cuộc khám sức khỏe

toàn diện, làm một số xét nghiệm nước tiểu; xét nghiệm phân để tìm trứng giun, X quang ruột,

siêu âm ở bụng v.v...

Nếu tất cả các việc làm trên không có kết quả gì, nên đưa cháu bé tới một chuyên gia tâm lý.

Riêng người lớn-thường cưng chiều và tỏ ra thương khi cháu kêu đau - không nên tỏ thái độ lo

lắng quá của mình. Nên cố làm ra vẻ như sự việc chẳng có gl là quan trọng cả. Thái độ như thế,

tuy có làm cho các cháu chán nản, nhưng lại khiến cho các cháu chóng khỏi bệnh... tưởng.

Một phần của tài liệu Chăm sóc bệnh cho bé pptx (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)