VI. NHữNG VấN Đề LIÊN QUAN TớI Bộ PHậN SINH DụC Và BàI TIếT
92. Bộ phận sinh dục bị sưng tấy.
Bạn có bao giờ thấy con mình hay đưa tay vào bộ phận sinh dục của nó hay không? Nếu có,
chắc là Bé thấy khó chịu gì đó, chúng ta cần chú ý để chữa trị cho Bé.
ở bé trai, đầu dương vật của cháu đỏ, bị sưng và đôi khi có mủ. Những cháu nào bị hẹp da quy đầu (PHIMOSIS) thường hay có các hiện tượng như trên (coi bài hẹp quy đầu (PHIMOSIS)).
Với các cháu gái, đôi khi các môi lớn bị ngứa và phồng giộp có thể có mủ chảy ra (coi bài Viêm âm hộ (Vulvite).
Cả 2 trường hợp của Bé trai và Bé gái đều cần giữ sao cho bộ phận sinh dục không bị hấp hơi, ẩm ướt: muốn vậy, không nên cho các cháu mặc quần áo chật, hoặc các loại quần áo khó thấm
bằng vải tổng hợp hay cao su.
Cũng cần lưu ý, sau các buổi tắm biển mùa hè, đừng để cát lọt vào bộ phận sinh dục và lưu lại ở đấy.
Tắm và rửa bộ phận sinh dục cho các cháu bằng loại xà phòng giàu tính xút, nhiều khi cũng khỏi.
Nếu không có kết quả, cần nói cho bác sĩ biết.
93. Tật lỗ tiểu thấp.
Khi Bé trai có lỗ tiểu không ở giữa đầu dương vật mà lại ở phía dưới dương vật thì cần phải
phẫu thuật để tạo ra đường ống tiểu thẳng bình thường.
94. Hẹp da quy đầu.
Bình thường, lớp da bọc chung quanh quy đầu của con trai có thể kéo tuột ra đằng sau, để lộ
phần đầu dương vật ra ngoài. Sẽ không thực hiện được việc làm này nếu phần da bọc bi dính vào quy đầu hoặc quá chật, chỗ bao quanh quy đầu nhỏ hơn chỗ chu vi lớn nhất của quy đầu
khiến lớp da không tuột ra sau được.
Trước đây, người ta cho rằng những trường hợp như thế cần phải phẫu thuật lớp da bao quy đầu, ngay khi cháu bé còn nhỏ tuổi, để đảm bảo vấn đề vệ sinh, rửa sạch quy đầu.
Nhưng, hiện nay người ta thấy không cần thiết phải lo sớm như thế. Nhiều cháu bé có da bọc
chật như vậy là điều tự nhiên. Lớp da này sẽ rộng ra khi các cháu lớn lên. Nếu cần, sẽ phẫu
thuật cho các cháu ở độ 3 - 4 tuổi. Chỉ cần thực hiện sớm hơn nếu, vì lớp da quá hẹp mà khi
cháu bé đi tiểu, nước tiểu làm phồng quy đầu, khiến nước tiểu khó thoát ra.
Phẫu thuật cắt mở rộng da quy đầu sớm quá có thể dẫn đến những sự trục trặc về sau này như :
lớp da tụt xuống vĩnh viễn không trở lại được vị trí cũ để bao bọc và bảo vệ quy đầu nữa. Nếu
lớp da này tạo thành một cái vòng thít chặt lấy đoạn gốc quy đầu cần thiết phải phẫuthuật cấp
cứu để giải tỏa sự tuần hoàn ở quy đầu.
Khi da bọc quy đầu bị sưng đỏ, tiểu thấy đau rát, có mủ, người ta thường chữa trị bằng thuốc bôi
sát trùng sau khi rửa sạch.
95. Cắt da quy dầu.
Tiểu phẫu thuật cắt da quy đầu của đứa trẻ mấy ngày sau khi sinh chỉ là tục lệ của người Do
Thái Israel, và một số dân tộc theo đạo Hồi, không phổ biến ở các nước khác.
96. Tinh hoàn.
Về đôi tinh hoàn, gọi nôm na là hòn dái, có thể có những trục trặc sau đâyở Bé trai :
TINH HOàN KHôNG XUốNG (TINH HOàN LạC Vị)
Đôi khi, trong túi đựng tinh hoàn (bìu) của cháu nhỏ, chỉ có 1 tinh hoàn. Như vậy, không phải là cháu bị thiếu, mà vì một tinh hoàn còn nằm ở phần bụng, chưa tụt xuống túi. Hãy đặt cháu nằm dài trên giường, hoặc trong bồn tắm nước ấm rồi lấy tay ấn nhẹ vào phía trên bộ phận sinh dục,
ngang tầm háng để làm cho một tinh hoàn nằm trong đó, tụt xuống dưới. Trước khi đến tuổi dậy
thì, có thể cái "hột" này sẽ tụt xuống nằm đúng vị trí của nó ở trong túi.
Sau 6 tuổi, ít có khả nǎng tinh hoàn có thể tụt xuống được nữa, vì thế cần phải tiến hành một
BìU TO - Các cháu trai mới sinh ra có bìu dái to vì có chất lỏng bên trong cùng với các tinh hoàn. Sau một vài tuần, chất lỏng này sẽ tiêu đi và bìu lại có kích thước bình thường.
XOắN TINH HOàN -ở trẻ sơsinh và trẻ nhỏ có tinh hoàn bị xoắn sẽ làm cho bìu sưng to lên, màu đỏ tía. Tuy không đau mấy và không sốt, nhưng vẫn cần phải mổ gấp ngay, để cứu cho tinh
hoàn khỏi bị hư hoại.
97. Viêm âm hộ, âm đạo.
Các cháu gái có thể bị viêm ở bộ phận sinh dục, có mủ từ âm đạo chảy ra. Bác sĩ thường yêu cầu lấy một ít mủ để xét nghiệm và cho cháu uống thuốc kháng sinh. Trong trường hợp bị nặng,
cần xem cháu có bị vật gì lạ chọc vào âm đạo hay không.
98. ái nam, ái nữ.
Là trạng thái của đứa trẻ ngay từ khi mới ra đời đã có bộ phận sinh dục dị dạng, không phân biệt được nam hay nữ. Sự dị dạng này bắt đầu từ khi bộ phận sinh dục được hình thành trong dạ
con.
Trường hợp thường gặp nhất là bộ phận sinh dục nữ bị nam hóa có âm vật phát triển lồi ra ngoài
như dương vật. Haimôi lớn chảy xệ xuống như cái bìu nhưng bên trong không có tinh hoàn. Người ta cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do một chứng bệnh của tuyến thượng
thận đã sản xuất ra hoóc-môn nam một cách bất bình thường, quá mức. Cũng có thể do người
mẹ đã dùng thuốc chữa trị bằng hoóc-môn trong giai đoạn đầu của thời gian mang thai.
Hiện tượng này thường gây khó khǎn cho các bậc cha mẹ khi đi khai sinh cho con, không biết
khai là NAM hay Nữ. Tốt nhất là khai: giống chưa xác định.
Người ta thường phải đợi tới khi cháu bé lớn lên, theo dõi xem sự phát triển của cơ thể và bộ
phận sinh dục của cháu thiên về phái nào nhiều hơn. Sau đó, có thể can thiệp thêm bằng phương pháp phẫu thuật để định giống cho cháu.
99. Sự lưu thông ngược cháu bàng quang - niệu đạo .
Sự lưuthông của nước tiểu từ bàng quang về thận cũng là một sự lưu thông bất thường, ngược
chiều tự nhiên. Hiện tượng này thận bị tổn thương. Các cuộc xét nghiệm về X-quang có thể cho
thấy bệnh nặng hay nhẹ.
Để chữa trĩ, bác sĩ thường cho uống những đợt thuốc kháng sinh trong thời kỳ đầu, trong thời
gian một vài tháng để chống viêm niệu đạo. Nếu không khỏi, có thể cần phải phẫu thuật.
100. Viêm đường tiết niệu.
Nhiều trẻ sơ sinh bị viêm đường tiểu tiện. Không thể đòi hỏi các cháu cho biết những biểu hiện
của bệnh như người lớn như đi tiểu tiện thấy rát và đi luôn v.v. .. Bởi vậy, khi thấy cháu có những cơn sốt cao mà không phải do viêm họng chẳng hạn, thì chú ý ngay. Nhiều khi bệnh của cháu chỉ
biểu hiện bằng các dấu hiệu như không chịu ǎn, mặt tái nhợt, đau vùng bụng, không hoặc kém
tǎng cân.
Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ cho bác sĩ biết cháu có bị bệnh hay không. Nếu cháu bị viêm
đường tiểu tiện thì phải dùng thuốc kháng sinh ngay. Bệnh này phải chữa trị lâu, phải làm xét nghiệm nước tiểu nhiều lần để kiềm tra và là bệnh khó chữa.
Đôi khi, nguyên nhân bệnh là do bộ máy tiểu tiện của cháu có dị tật bẩm sinh. Bởi vậy, bác sĩ cần
phải tiến hành dò bệnh bằng cách chụp X-quang hay dùng phương pháp siêu âm nữa. Nếu quả
thật có hiện tượng dị tật ở các ống dẫn tiểu thì lại phải đưa cháu tới bác sĩ chuyên khoa về tiết
niệu.
Hiện tượng đường tiểu không thông khiến có sự dồn tắc và nước tiểu chảy ngược từ bọng đái
lên thận có thể là nguyên nhân của các cơn đau đi đau lại.
101. Axêtôn.
Axêtôn là một chất được tạo thành ở gan từ chất mỡ. Khi cơ thể có một lượng axêtôn bất
thường thì hơi thở sẽ phảng phất mùi rượu táo. Người ta có thể phát hiện axêtôn trong nước tiểu
bằng giấy thử Labstix.
Hiện tượng dư axêtôn còn kèm theo các triệu chứng như: ói mứa nhiều lần, mệt, sốt, tái mặt.
Khi chúng ta nhịn đói, cơ thể sẽ tiêu thụ lượng mỡ dự trữ trong người cũng làm lượng axêtôn
được sản xuất vượt mức bình thường. Đối với trẻ em, chỉ cần nhịn đói qua một đêm là cơ thể
cũng có hiện tượng này, nhất là ở các cháu đang ốm, sốt, không chịu ǎn và bị nôn ói.
Tuy vậy, cũng nên chú ý rằng hiện tượng nôn ói liên tiếp nhiều lần cũng có thể do bị đau ruột
thừa, đau màng óc, hoặc có bệnh tiểu đường, (bệnh này dễ được xác định bằng cách thử nước
tiểu hoặc đo độ đường trong máu). Triệu chứng nôn ói có liên quan tới axêtôn, có thể tiến triển
mạnh làm đứa trẻ có vẻ hốt hoảng, ngất vì bị mất nước nhiều.
102. Anbumin.
Khi phát hiện trong nước tiểu có chất anbumin thì đó là một dấu hiệu bất thường có thể do một
bệnh về thận gây ra.
Tuy vậy, nên chú ý rằng việc thử anbumin bằng giấy thử sau khi bị viêm họng hoặc viêm phổi có
thể có kết quả dương tính mặc dù lượng anbumin trong nước tiểu chưa vượt mức bình thường. Để xác định rõ ràng, các bác sĩ phải tiến hành đo lượng anbumin có trong nước tiểu trongvòng 24 giờ. Nếu lượng này cao hơn 0,1g thì mới đáng chú ý và còn phải thử nghiệm thêm các chức
nǎng của bộ máy bài tiết nữa.
Kết quả thử anbumin dương tính có thể là dấu hiệu của các bệnh về thận như viêm thận cấp tính
hoặc mãn tính, hoặc rối loạn chức nǎng thận.
103. Bệnh đái ra chất Phenylcetone.
Bệnh này hiếm xảy ra, nhưng là loại bệnh trạng dẫn tới sự chậm phát triển về trí khôn. Nếu phát
hiện được bệnh ngay từ những ngày đầu tiên của trẻ em sau khi sinh thì có thể tránh bệnh được, nhưng cháu bé phải giữ một chế độ ǎn uống đặc biệt hàng nhiều nǎm tiếp theo. Bác sĩ xác định
bệnh bằng những xét nghiệm nước tiểu và máu, nhất là máu (xét nghiệm Guthne). ớ Pháp, bệnh
viện sản nào cũng thực hiện những xét nghiệm này cho các cháu sơ sinh. Bởi vậy các bà mẹ
nên nhìn qua quyển sổ sức khỏe của Bé, xem Bé đã được xét nghiệm chưa.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, nên yêu cầu xét nghiệm lại lần nữa cho chắc chắn, trước khi
tiến hành chữa trị .
Trẻ em thường đái dầm vì chưa chủ động điều khiển được hoạt động của bọng đái. Đa số các
cháu cứ như thế cho tới tuổi lên 4, lên 5. Một số không kiểm soát được cả cơ bắp ở hậu môn
nên còn tật ị đùn nữa.
Có các cháu đái dầm cả ban ngày lẫn ban đêm. Số đông, thường chỉ đái dầm vào ban đêm.
Nghiên cứu về vấn đề này, các bác sĩ thường tìm xem cháu bé có bị tổn thương gì ở bộ máy bài tiết hay không. Kết quả cho thấy phần lớn các cháu nhỏ chưa thành thói quen điều khiển một
cách chủ động sự bài tiết ra ngoài.
Có cháu bé đã thôi đái dầm một thời gian rồi lại bị lại, do những yếu tố tâm lý. Thấy bạn hoặc em
bị chế giễu, cháu bé lo sợ cho mình, luôn nghĩ tới vấn đề đó và ban đêm lại đái dầm như để giải
phóng khỏi sự ức chế ban ngày.
Trong khi sǎn sóc trẻ em, người lớn nên thông cảm với nỗi khổ tâm này của các cháu, vì chúng không muốn như thế. Không nên mắng hoặc chế giễu chúng chóng mà chỉ nên an ủi, động viên
để hỗ trợ cho chúng chóng có được một trạng thái tâm lý và tinh thần mạnh khỏe và chủ động.
105. Tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là bệ nhcủa cơ thể không hấp thụ được chất đường glucose từ thực phẩm.
Nguyên nhân bệnh là do thiếu insulin - một loại hoócmôn do tụy tạng sinh ra. Người bệnh có các
triệu chứng: cảm thấy đói, khát liên tục, người sút cân mau chóng, đi tiểu luôn và tiểu nhiều. Nếu
không được chữa trị, nước tiểu sẽ có chất axêtôn và có thể bị hôn mê.
Bệnh tiểu đường dễ phát hiện bằng xét nghiệm để thấy: nước tiểu có glucô và tỷ lệ glucô trong
máu cao.
Trẻ em bị bệnh tiểu đường cần phải chữa tri thật chu đáo: bác sĩ có thể chích insulin cho các cháu hàng ngày. Tiểu đường là một bệnh gia truyền. Nếu gia đình, họ hàng có người bị bệnh,
cần phải đặc biệt chú ý và cho bác sĩ biết để xét nghiệm đề phòng.