VIII. Những hiện tượng liên quan tới sức khỏe
169. Chảy máu vì vết thương.
VếT THƯƠNG NHẹ - Cháu bé bị đứt tay, bị ngã sây sát, bị cào xước v.v... có vết thương chảy
máu. Bạn hãy rửa cho cháu bằng xà phòng, nếu có đất, cát dính vào vết thương. Sau đó, bôi
thuốc đỏ (Mercurochrome), rồi bǎng lại bằng loại bǎng dính có sẵn cả gạc, có bán ở hiệu thuốc.
Phải bǎng nhẹ tay, hơi lỏng - không chặt quá - vì vết thương cần được "thở" và máu dưới vết thương cần được lưu thông trong mạch.
Khi cháu nhỏ đứt tay chảy máu, bạn có thể bóp hay ấn lên vết thương một lát, máu sẽ ngưng
chảy rồi bôi thuốc đỏ và bǎng lại.
VếT THƯƠNG NặNG - Cháu bé bị thương sâu vì vết dao hay kính vỡ và bị chảy máu nhiều. Bạn
hãy làm cho vết thương lộ ra bằng cách cởi bỏ hoặc cắt chỗ quần áo đụng vào vết thương. Nếu
có những mảnh kim loại, mảnh kính, sỏi cát chung quanh vết thương, hãy lau sạch hoặc gắp bỏ.
Không cần đụng tới vết thương vội, cũng chưa cần rửa vết thương.
Buộc vết thương lại bằng một lớp bǎng dày hoặc đặt lên vết thương một cái khǎn tay sạch rồi ấn
tay lên vết thương trong vòng 5 phút. Lúc này, việc trước tiên là ngǎn sự chảy máu. Việc rửa
sạch hoặc sát trùng vết thương sẽ lo sau.
Xác định được một động mạch hay một tĩnh mạch bị đứt là việc khó. Tuy vậy, cũng có thể nhận xét như sau :
Tĩnh mạch bị đứt: máu chảy thành lớp, màu đỏ sẫm. Động mạch bị đứt: máu phụt ra từng đợt, màu đỏ tươi.
Nếu sau khi buộc vết thương,máu vấn không ngừng chảy, bạn hãy tìm đường động mạch của
cháu bé và ấn mạnh ngón tay xuống một điểm của mạch ở phía trên vết thương (giữa đường từ
Không nên buộc ga rô, nếu bạn chưa biết phương pháp.
CHảY MáU MũI - Khi một cháu bé bi "chảy máu cam", tức là chảy máu ở mũi ra, bạn hãy cho một miếng gạc hoặc bông làm ngưng chảy máu (có bán ở hiệu thuốc) vào bên lỗ mũi chảy máu,
và lấy ngón tay đè cánh mũi bị chảy máu lại.
Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, phải đưa tới bác sĩ.
Một đứa trẻ hay bị chảy máu mũi có thể vì các mạch máu ở màng mũi bị giãn nở hoặc có rối loạn đông máu. Bởi vậy, cần cho bác sĩ biết.