IV. Những vấn đề có liên quan tới phần bụng
69. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh.
Có cháu bé chậm lớn, táo bón dai dẳng từ khi mới sinh ra bụng đã phình to, khác thường. Bằng phương phápsoi X-quang ruột, bác sĩ sẽ phát hiện thấy có một đoạn ruột già của cháu bị giãn ra tiếp nối với một đoạn khác gần hậu môn bị co lại khiến cho các chất thải không lưu thông được ở đoạn ruột này.
Nếu việc xét nghiệm ruột bằng sinh thiết sau đó cũng xác định hiện tượng này thì cần phải qua
một cuộc phẫu thuật.
70. Tắc ruột.
Nếu một cháu bé bị tắc ruột, cháu sẽ không đi tiêu được và cũng không đánh rắm được. ở trẻ sơ sinh, thường là do lồng ruột hoặc chứng thoát vị bẹn bị nghẹt mà ra.
Trong những ngày đầu sáu khi sinh ra, đường ống tiêu hóa của bé có thể có một vài dị tật, do
không phát triển đầy đủ nên có chỗ bị xoắn. Triệu chứng đầu tiên của cháu bé thường là nôn ói,
ói ra nước mật, chứng tỏ chỗ bị tắc ở nơi các đường dẫn mật vào ruột.
Tất cả các trường hợp bị tắc ruột đều phải đưa đi cấp cứu ở khoa ngoại.
71. Lòi dom.
Một số cháu bé bị lòi dom do đi táo hoặc tiêu chảy lâu. Khi các cháu rặn, phần cuối ruột gắn với
hậu môn (trực tràng) bị lòi ra ngoài, nhìn như một vòng tròn màu đỏ. Các cháu ho hay khóc nhiều
cũng có thể bị như vậy. Đoạn ruột này sau đó sẽ tự động co vào hoặc dùng tay khẽ ấn vào cho cháu cũng được.
Nguyên nhân chính của chứng này là do đi táo lâu ngày, nhưng đôi khi cũng do hiện tượng cháu
bé bị chứng không đẩy được "cứt su" -lượng phân đầu tiên - ra ngoài. Chứng lòi dom thường trị bằng thuốc, rất ít khi phải phẫu thuật.