Rèn luyện cho học sinh khả năng tự phát hiện, sữa chữa những sai lầm

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tìm tòi khám phá chủ đề “ dòng điện không đổi” vật lí 11 nhằm bồi dưỡng tư duy khoa học của học sinh (Trang 28 - 29)

1.3. Một số biện pháp phát triển tƣ duy khoa họccủa học sinh trong dạy học Vật lí

1.3.6. Rèn luyện cho học sinh khả năng tự phát hiện, sữa chữa những sai lầm

Con ngƣời không ai hoàn hảo, sẽ phạm sai lầm và trải nghiệm thất bại trong nhiều bối cảnh, tại nhiều công việc và với nhiều ngƣời. Thay vì tập trung vào buồn vì bị thất bại, hãy nghĩ về nguyên nhân thất bại và tìm ra những gì sẽ làm để cải thiện tình hình, hãy biến thất bại thành một bài học.

Tất cả chúng ta đều nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo cái nhìn từ góc độ của bản thân. Vì vậy, thấu hiểu quan điểm từ cái nhìn của ngƣời khác sẽ giúp rèn luyện lối tƣ duy tích cực hơn. Và khi suy nghĩ và hành động tích cực sẽ sớm nhận ra mình đang đi đúng hƣớng và gặt hái đƣợc nhiều lợi ích to lớn.Ví dụ nếu có ai đó thấy bức tranh bạn mới vẽ không đẹp nhƣ bạn tƣởng có thể bạn sẽ cảm thấy chút gì đó không hài lòng. Nhƣng hãy thử đặt bản thân vào vị trí của họ, xét xem tại sao họ lại không thấy bức hình đẹp.

Để cái tôi chen vào cách tƣ duy là cản trở lớn nhất hình thành nên một kỹ năng tƣ duy thuần thục. Vì vậy, cần phải thoát khỏi điều này quay trở lại và nhìn lại những điều đang suy nghĩ. Cần phải trả lời ngay bây giờ, suy nghĩ của tôi tập trung vào điều gì? Tôi đang sử dụng những công cụ và phƣơng pháp nào? Không có tiêu điểm để suy nghĩ, suy nghĩ của bạn sẽ trôi dạt từ điểm này sang điểm khác, từ điều này sang điều khác. Một tƣ duy hiệu quả là một tƣ duy tập trung và có mục đích.

Một thực tế có căn cứ khoa học, bộ não con ngƣời sẽ tự động bắt chƣớc hành vi của những ngƣời khác ở xung quanh. Điều đó cũng giống với hàm ý của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Do đó, khi học sinh mắc sai lầm GV cần hƣớng tƣ duy của các em tới tƣ duy tích cực bằng cách tạo ra bầu không khí lạc quan trong lớp học, những viễn cảnh tích cực, những câu chuyện tích cực và những lời khẳng định tích cực, đồng thời chỉ ra đƣợc chỗ bế tắc trong tƣ duy, một vấn đề mới hoặc một cái nhìn tốt hơn về sự việc và chỉ ra việc tiếp theo sẽ làm gì. Có cách nào khác để nhìn nhận sự việc này hay không?

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tìm tòi khám phá chủ đề “ dòng điện không đổi” vật lí 11 nhằm bồi dưỡng tư duy khoa học của học sinh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)