Xây dựng công cụ đánh giá mức độ hiệu quả của dạy học tìm tòi khám phá trong dạy

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tìm tòi khám phá chủ đề “ dòng điện không đổi” vật lí 11 nhằm bồi dưỡng tư duy khoa học của học sinh (Trang 83 - 85)

Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.6. Xây dựng công cụ đánh giá mức độ hiệu quả của dạy học tìm tòi khám phá trong dạy

trong dạy học chủ đề “Dòng điện không đổi”-Vật lí 11 nhằm bồi dƣỡng tƣ duy khoa học của học sinh

Để đánh giá việc bồi dƣỡng tƣ duy khoa học của HS thông qua dạy học tìm tòi khám phá, chúng tôi dựa trên các căn cứ cơ sở lí luận về khái niệm tƣ duy, tƣ duy khoa học, các yếu tố đặc trƣng và kỹ năng tƣ duy để xây dựng các tiêu chí đánh giá tƣ duy khoa học của học sinh.

3.6.1. Tiêu chí đánh giá tư duy khoa học của học sinh

Tƣ duy là hoạt động diễn ra trong bộ não của mỗi ngƣời, ta không thể biết đƣợc. Tuy nhiên mỗi hành ví của con ngƣời đều là kết quả của tƣ duy. Do đó, theo dõi qua đánh giá thƣờng xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên dấu hiệu và các cách bồi dƣỡng tƣ duy khoa học, có thể lƣợng hóa cách đánh giá việc bồi dƣỡng tƣ duy của học sinh trong dạy học thành ba mức:

- Mức 1: Chƣa hoàn thành (CHT): học sinh chƣa thực hiện đƣợc yêu cầu này. - Mức 2: Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện đƣợc yêu cầu này. - Mức 3: Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này.

Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng tư duy khoa học của học sinh tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Số lượng HS đạt mức CHT (1) HT (2) HTT (3) 1 Khả năng quan sát

1.1 Quan sát các hiện tƣợng, các quá trình, các đối tƣợng một cách chăm chú, có định hƣớng và phát hiện đƣợc dấu hiệu chung bản chất của sự vật hiện tƣợng.

2 Sử dụng ngôn ngữ khoa học chính xác

2.1 Sử dụng đƣợc các thuật ngữ chuyên môn để mô tả, giải thích hiện tƣợng, giải thích rõ các giai đoạn nối tiếp của thí nghiệm và nội dung của các phƣơng trình vật lí. 2.2 Trình bày, báo cáo đƣợc kết quả nghiên cứu

3 Tƣ duy khoa học thực nghiệm

3.1 Đặt đƣợc ra các câu hỏi khoa học

3.2 Nêu đƣợc các giả thuyết hoặc dự đoán khoa học 3.3 Nêu đƣợc các nội dung có thể kiểm nghiệm

3.4 Thiết kế đƣợc phƣơng án thí nghiệm để kiểm nghiệm các nội dung kiến thức

3.5 Thực hiện đƣợc thí nghiệm để kiểm nghiệm các nội dung kiến thức

3.6 Đọc và xử lí thông tin, số liệu 3.7 Rút ra đƣợc kết luận cần thiết

4 Tƣ duy khoa học gắn liền với các phƣơng pháp toán học

4.1 Thực hiện phép suy luận toán học để rút ra đƣợc các công thức, phƣơng trình, đồ thị, các hệ quả,... biểu thị chính xác sự phụ thuộc định lƣợng của các đại lƣợng vật lí.

4.2 Lựa chọn đƣợc các mô hình toán để biểu thị đúng bản chất sự vật hiện tƣợng vật lí

5 Các thao tác tƣ duy khoa học

5.1 Thực hiện đƣợc các thao tác tƣ duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa.

6 Phát triển tƣ duy khoa học gắn liền với ứng dụng kĩ thuật

6.1 Lấy đƣợc ví dụ và giải thích đƣợc nguyên lí hoạt động của các ứng dụng kĩ thuật trong đời sống và sản xuất

3.6.2. Đề bài kiểm tra kết quả học tập

Đề kiểm tra đƣợc thiết kế với 4 mức độ:

+ Nhận biết: nhận biết, nhắc lại đƣợc kiến thức, kĩ năng đã học.

+ Thông hiểu: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học; trình bày, giải thích đƣợc kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.

+ Vận dụng: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tƣơng tự trong học tập, cuộc sống.

+ Vận dụng cao: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đƣa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

Việc thực hiện đánh giá kết quả học tập bằng bài kiểm tra cuối chƣơng với tiêu chí đề bài đáp ứng các mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, đồng thời kiểm chứng đƣợc các kỹ năng tƣ duy của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng không thực hiện đƣợc vì kiểm tra trực tuyến nên nhà trƣờng ra đề bằng các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, khó cho phép đánh giá kỹ năng tƣ duy của HS.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tìm tòi khám phá chủ đề “ dòng điện không đổi” vật lí 11 nhằm bồi dưỡng tư duy khoa học của học sinh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)