Ảnh hưởng của thời vụ trồng rừng đến sinh trưởng chiều cao Hvn của

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG của một số BIỆN PHÁP kỹ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH đến NĂNG SUẤT gỗ RỪNG TRỒNG KEO LAI tại HUYỆN bắc QUANG TỈNH hà GIANG (Trang 61 - 63)

của cây Keo lai

Cũng như ảnh hưởng của thời vụ trồng rừng đến sinh trưởng của đường kính về ảnh hưởng của thời vụ trồng rừng đến chiều cao Hvn cũng vậy, để đạt được chiều cao tốt nhất cần phải trồng rừng vào thời vụ thuận lợi thì mới đạt hiệu quả. Từ kết quả điều tra nghiên cứu đã tổng hợp được kết quả tại bảng 3.10 dưới dây:

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thời vụ trồng rừng đến chiều cao Hvn của cây Keo lai

TT Tuổi (năm) Công thức thời vụ Mật độ (cây/ha) Hvn (m) V% Sig 1 05 CT 1 1.660 13,15 12,61 0,000 2 05 CT 2 1.660 12,70 14,86 0,000 3 05 CT 3 1.660 12,37 16,11 0,000

Qua bảng 3.10 cho thấy hệ số biến động của chiều cao tại công thức 1 có V% = 12,61%, công thức 2 có V% =14,86%, công thức 3 có V% =16,11%. Ở đây cho thấy tại công thức 1 có hệ số biến động thấp nhất và công thức 3 có hệ số biến động cao nhất. Điều này chứng tỏ trồng rừng thâm canh vào giữa mùa mưa có sự đồng đều về chiều cao, không có sự chênh lệch lớn về chiều cao và trồng rừng bán thâm canh có sự chênh lệch lớn về chiều cao. Ý nghĩa xác suất Sig =0,00<0,05 điều này có nghĩa là sinh trưởng trung bình chiều cao

Hvn của Keo lai tuổi 5 trồng ở các công thức khác nhau là khác nhau rõ rệt Từ bảng 3.10 cho chúng ta thấy chiều cao tại công thức 1 (Trồng thâm canh vào giữa mùa mưa) đạt giá trị cấp chiều cao là cao nhất có Hvn = 13,15m, công thức 2 (Trồng thâm canh vào cuối mùa mưa) có Hvn = 12,70m và công thức 3 (Trồng rừng bán thâm canh vào giữa mùa mưa và áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc như trồng rừng sản xuất ở địa phương) có giá trị cấp chiều cao nhỏ nhất Hvn =12,31m. Từ kết quả này có thể cho chúng ta thấy được trồng rừng thâm canh vào giưa mùa mưa cây Keo lai sinh trưởng mạnh nhất về chiều cao. Công thức trồng rừng thâm canh 1 (Trồng thâm canh vào giữa mùa mưa) và công thức 2 giống nhau về thâm canh trồng rừng nhưng khác nhau về thời vụ trồng, công thức 2 (trồng rừng vào cuối mùa mưa) nên sự sinh trưởng về chiều cao kém hẳn so với công thức 1 (trồng rừng vào thời điểm giữa mùa mưa). Điều này chứng tỏ rằng trồng rừng vào giữa mùa mưa sẽ có điều kiện thuận lợi về độ ẩm, thời gian chiếu sáng đầy đủ...nên cây Keo lai sinh trưởng tốt trong điều kiện thuân lợi, còn vào thời điểm cuối mùa mưa, lượng mưa ít, thời gian chiếu sáng ngắn ...nên cây Keo lai sẽ sinh trưởng về chiều cao thấp hơn. Với công thức 1 và công thức 3 giống nhau về thời điểm trồng rừng nhưng công thức 1 và công thức 3 có sự sinh trưởng về chiều cao chênh lệch lớn (công thức 1 có giá trị chiều cao lớn nhất Hvn = 13,15m còn công thức 3 có giá trị chiều cao nhỏ nhất Hvn = 12,31m). Điều này chứng tỏ trồng rừng thâm canh sẽ cho sinh trưởng về chiều cao cao hơn so với trồng rừng bán thâm canh.

Để thấy rõ hơn sự khác biệt của các công thức trồng rừng ta có biểu đồ sinh trưởng Hvn (hình 3.6)

Hình 3.6: Biểu đồ sinh trưởng Hvn công thức thí nghiệm vụ tại Lâm trường Ngòi Sảo - huyện Bắc Quang

Theo biểu đồ trên cho thấy chiều cao tại công thức 1(Trồng rừng thâm canh vào giữa mùa mưa) vượt trội hơn công thức 2 (Trồng thâm canh vào cuối mùa mưa) và công thức 3 (Trồng rừng bán thâm canh vào giữa mùa mưa và áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc như trồng rừng sản xuất ở địa phương). Điều này một lần nữa khẳng định trồng rừng thâm canh vào thời vụ giữa mùa mưa sẽ cho sinh trưởng về chiều cao cây Keo lai là tốt nhất.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG của một số BIỆN PHÁP kỹ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH đến NĂNG SUẤT gỗ RỪNG TRỒNG KEO LAI tại HUYỆN bắc QUANG TỈNH hà GIANG (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w