Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG của một số BIỆN PHÁP kỹ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH đến NĂNG SUẤT gỗ RỪNG TRỒNG KEO LAI tại HUYỆN bắc QUANG TỈNH hà GIANG (Trang 38 - 42)

2.4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ

Căn cứ vào các mật độ đã trồng trong sản xuất, lựa chọn các ô mẫu có mật độ khác nhau được bố trí theo 3 công thức:

1/ Công thức mật độ I: 1.330 cây/ha, cự ly (3 x 2,5m) 2/ Công thức mật độ II: 1.660 cây/ha, cự ly (3 x 2m) 3/ Công thức mật độ III: 2.000 cây/ha, cự ly (2,5 x 2m)

Các yếu tố khác như: cây giống, phương pháp xử lý thực bì và làm đất, phân bón, kỹ thuật chăm sóc,... đồng nhất giống nhau.

2.4.2.2. Ảnh hưởng của bón phân

Căn cứ vào đặc điểm đất đai, lựa chọn các ô mẫu có chế độ bón phân khác nhau được bố trí 04 công thức như sau:

1/ Công thức bón phân I: 300g NPK + 50g Vôi bột

2/ Công thức bón phân II: 100g NPK + 300g Vi sinh + Vôi bột 3/ Công thức bón phân III: 300g Vi sinh

4/ Công thức IV: Không bón phân (Đối chứng)

Các yếu tố khác như: cây giống, phương pháp xử lý thực bì và làm đất, mật độ (1.660 cây/ha), kỹ thuật chăm sóc,... là như nhau.

2.4.2.3. Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng

Căn cứ vào thời điểm trồng rừng tiến hành bố trí các ô mẫu theo 3 công thức cụ thể như sau:

1/ Công thức 1: Trồng thâm canh vào giữa mùa mưa vào tháng 5-6 2/ Công thức 2: Trồng thâm canh vào cuối mùa mưa vào tháng 8

3/ Công thức 3: Trồng bán thâm canh vào giữa mùa mưa vào tháng 5-6 nhưng kỹ thuật trồng và chăm sóc như sản xuất ở địa phương.

Nghiên cứu về thời điểm trồng rừng, đề tài sử dụng 2 biện pháp kỹ thuật là kỹ thuật trồng rừng thâm canh và kỹ thuật trồng rừng bán thâm canh như ở địa phương:

- Kỹ thuật trồng thâm canh:

+ Xử lý thực bì: Toàn diện

+ Cuốc hố có kích thước: 40 x 40 x 40cm

+ Bón lót: 100g NPK + 300g Vi sinh + 50g Vôi bột

+ Số lần chăm sóc: năm đầu 2 lần, năm thứ 2 và thứ 3 mỗi năm chăm sóc 3 lần

+ Kỹ thuật chăm sóc: Phát dọn thực bì toàn diện, dãy cỏ theo hàng rộng 1m, cuốc lật đất sâu 10 - 15cm quanh gốc và vun gốc rộng 1m;

- Kỹ thuật trồng rừng bán thâm canh như ở địa phương:

+ Xử lý thực bì: Toàn diện.

+ Cuốc hố có kích thước: 25 x 25 x 25cm. + Bón lót: 100g NPK.

+ Số lần chăm sóc: Năm thứ nhất chăm sóc 1 lần, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm chăm sóc 2 lần.

+ Kỹ thuật chăm sóc: Phát dọn thực bì toàn diện, dãy cỏ và xới xáo quanh gốc rộng 0,8m;

Các yếu tố khác như: cây giống, phương pháp xử lý thực bì và làm đất, mật độ cây trồng (1.660 cây/ha) là như nhau.

2.4.2.4. Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu về điều kiện tự nhiên: Kế thừa các tài liệu đã được công bố.

* Số liệu sinh trưởng:

- Điều tra thu thập số liệu cây keo lai 5 năm tuổi trên các ô tiêu chuẩn đã được xác định, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 500m2. Đo đếm toàn bộ số cây có trong ÔTC với các chỉ tiêu được điền vào phiếu điều tra sau sau:

BIỂU 01: BIỂU ĐIỀU TRA Ô TIÊU CHUẨN

Địa điểm:... ÔTC số: ………...…. Diện tích: …...……… Loài cây:……….. Năm trồng:... Người điều tra:... Mật độ:... Ngày điều tra: ………..

TT D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) Ghi chú

1 2 ….

+ Đường kính ở vị trí 1.3m (D1.3), đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,1cm.

+ Chiều cao vút ngọn (Hvn) đo bằng sào đo cao.

+ Đường kính tán (Dt) đo bằng thước dây và sào có độ chính xác 0,1dm.

2.4.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu với phần mềm EXCEL và phần mềm SPSS (Nguyễn Hải Tuất, 2003) [29]; (Ngô Kim Khôi, 1998) [20].

- Tính các đặc trưng thống kê:

+ Trung bình mẫu ( X ) được tính bằng công thức: ∑ = = n i i X n X 1 1 (2.3)

+ Sai tiêu chuẩn mẫu (Sd) được tính bằng công thức:

2 1 ) ( 1 1 X X n Sd n i i − − = ∑ = ± (2.4)

+ Hệ số biến động (V%) được tính bằng công thức:

100

% x

X Sd

V = (2.5)

π .( D1.3 )2

V = .H vn . f (2.6)

4 + Trữ lượng trên 1 ha:

M = Vtb x Nht (m3/ha) (2.7) + Lượng tăng trưởng bình quân năm:

∆ = M/A (m3/ha/năm) (2.8) + Tỷ lệ sống trên ha (TLS) Nht TLS = x 100 (2.9) Nbđ Trong đó:

M: Trữ lượng cây đứng trên 1 ha Vtb: Thể tích trung bình của một cây

Nht: Mật độ cây hiện tại trên một ha tính theo tỷ lệ cây sống Nbđ: Mật độ cây ban đầu trồng trên một ha

∆ : Lượng tăng trưởng bình quân năm A: Tuổi rừng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng Keo lai dựa trên phân tích phương sai nếu:

Mức ý nghĩa xác suất tính (Sig) < 0,05 thì các yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng Keo lai.

Mức ý nghĩa xác suất tính (Sig) > 0,05 thì các yếu tố ảnh hưởng chưa rõ đến sinh trưởng Keo lai.

Các kết quả được điền vào bảng sau:

TT (năm)Tuổi Côngthức Mật độ (Cây/ha) TLS (%) D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) V (%) V (m3) M (m3/ha) 1 2 3 Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG của một số BIỆN PHÁP kỹ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH đến NĂNG SUẤT gỗ RỪNG TRỒNG KEO LAI tại HUYỆN bắc QUANG TỈNH hà GIANG (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w