Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và năng suất của

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG của một số BIỆN PHÁP kỹ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH đến NĂNG SUẤT gỗ RỪNG TRỒNG KEO LAI tại HUYỆN bắc QUANG TỈNH hà GIANG (Trang 57 - 58)

của rừng trông keo lai

Thời vụ và thời điểm trồng rừng là 2 vấn đề có nội dung hoàn toàn khác nhau. Thời vụ trồng rừng được tính theo mùa trong năm còn thời điểm trồng rừng là thời điểm trồng tính trong thời vụ trồng rừng, là thời điểm có thời tiết tốt để trồng rừng.

Thời vụ trồng rừng ở khu vực huyện Bắc Quang - Hà Giang cũng như các khu vực phía Bắc của nước ta được xác định có 02 vụ chính, đó là vụ Xuân - Hè và vụ Hè - Thu. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thời tiết của từng năm thời vụ trồng rừng có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn. Căn cứu vào lịch thời vụ trông rừng của lâm trường Ngòi Sảo - huyện Bắc Quang đề tài đã 03 thời vụ trồng để nghiên cứu như sau:

Công thức 1: Trồng thâm canh vào giữa mùa mưa (05/7/2008) Công thức 2: Trồng thâm canh vào cuối mùa mưa (30/8/2008)

Công thức 3: Trồng bán thâm canh vào giữa mùa mưa và áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc như trồng rừng sản xuất ở địa phương.

Điểm giống nhau ở các công thức là: nguồn gốc cây giống, loại đất, mật độ trồng giống nhau.

Điểm khác nhau là: Công thức 1 và công thức 2 áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh: cuốc hố 40 x 40 x 40cm, bón lót 100g NPK + 300 Vi sinh Sông Gianh + 50g vôi bột; Chăm sóc năm đầu 2 lần, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm chăm sóc 2 lần, phát dọn thực bì toàn diện, dãy cỏ theo hàng rộng 1m và vun gốc rộng 1m. Công thức 1 và công thức 2 khác nhau ở thời điểm trồng rừng. Thời điểm trồng rừng 3 (công thức đối chứng) được áp dụng các biện pháp kỹ thuật như trồng rừng sản xuất trên địa bàn của địa phương: Cuốc hố 25 x 25 x 25cm, bón lót 100g NPK, chăm sóc năm thứ nhất 01 lần, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm chăm sóc 1 lần; phát dọn thực bì toàn diện, dãy cỏ, xới xáo quanh gốc rộng 0,8 m.

Tất cả các công thức đều kế thừa địa điểm trồng rừng đã có sẵn của Lâm trường Ngòi Sảo - huyện Bắc Quang để nghiên cứu điều tra số liệu.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG của một số BIỆN PHÁP kỹ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH đến NĂNG SUẤT gỗ RỪNG TRỒNG KEO LAI tại HUYỆN bắc QUANG TỈNH hà GIANG (Trang 57 - 58)