“Sách xanh 2010” - ấn phẩm thường niên của Liên minh EU đã đánh giá cao nỗ lực của của Việt Nam trong việc giữ tình hình kinh tế đất nước ổn định trong năm 2009 và đầu năm 2010, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sụt giảm, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt mức dương, hoạt động xuất khẩu giảm sút nhưng vẫn đạt mức trung bình trong khu vực.
Bên cạnh đó cuốn sách còn chỉ ra một số điểm hạn chế của nền kinh tế, bộc lộ qua khủng hoảng là cần thiết phải tái cơ cấu nhanh chóng, nhất là các loại hình kinh tế, nhằm tăng trưởng hiệu quả và bền vững.
Mới đây, trong danh sách những quốc gia và vùng lãnh thổ tốt nhất cho công việc kinh doanh của Forbes, Việt Nam đứng thứ 118 trong tổng số 128 cái tên được nhắc đến, tụt 5 bậc so với năm ngoái. Kết quả tính toán này dựa trên đánh giá một loạt các mục hạng. Trong đó tự do thương mai xếp hạng 105/128, các chỉ tiêu về tự do tiền tệ, bảo vệ nhà đầu tư cùng được xếp hạng 125/128, gánh nặng thuế khóa xếp hạng 103 và phòng chống tham nhũng xếp hạng 95. Các khía cạnh được xếp cao hơn là cải cách hành chính, xếp 52, kĩ thuật xếp 68. Với thứ hạng 118 này, Việt Nam chỉ đứng trên các nước châu Phi. Điều này cho thấy vấn đề đặt ra là Chính phủ cần có những chính sách thích hợp, nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đâu tư nước ngoài, nhằm tạo điều kiện tăng I của tổng cầu.
Với hai gói kích cầu kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có tác dụng giúp nền kinh tế vượt qua suy thoái và tiếp tục tăng trưởng. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng về cơ bản, các gói kích cầu này đã thể hiện bước tiến bộ mới trong công tác đánh giá tình hình và hoạch định chính
sách của Nhà nước, hứa hẹn một tương lai tăng trưởng và phát triển bền vững cho đất nước.