1.3. Rủi ro hoạt động tại một số Ngân hàng, bài học kinh nghiệm cho ACB
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho ACB
Thông qua các vấn đề nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiêm cho các NHTM Việt Nam nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro hoạt động nhƣ sau:
Thứ nhất, Tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro hoạt động theo ủy ban Basel, với sự tham gia của cả NHTM và NHNN.
Thứ hai, Nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro hoạt động trong toàn hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, xây dựng các cấp độ báo cáo phù hợp theo hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính (KRIs). KRIs đƣợc dùng để đánh giá mức độ rủi ro hoạt động của một lĩnh vực hoạt động hay của một quy trình công việc.
Bảng 1.3: Ví dụ minh họa về một số chỉ tiêu đo lƣờng RRHĐ chính
Sự cố Chỉ số đo lƣờng rủi ro (KRIs)
Gian lận - Số lƣợng gian lận nội bộ - Số lƣợng gian lận bên ngoài. Khiếu nại và tranh chấp
của khách hàng
- Số lƣợng báo cáo khiếu nại và tranh chấp. - Số lƣợng báo cáo khiếu nại vƣợt quá X ngày. Các vị trí bỏ trống - Tỷ lệ phần trăm nhân viên bỏ trống.
- Số lƣợng các vị trí bỏ trống hơn X ngày.
Chính sách sản phẩm - Số sản phẩm đƣa ra nhƣng không hoàn thành đúng chƣơng trình sản phẩm.
- Số sản phẩm đƣợc triển khai quá chậm. Lỗi, sai sót - Số lƣợng tiền mặt thừa thiếu.
- Số tiền thu thừa hoặc bị mất do sai sót. - Số vi phạm quá giới hạn.
Xử lý giao dịch - Khối lƣợng giao dịch,
- Số nợ quá hạn trong quá trình chờ xử lý.
Cộng nghệ thông tin - Số lƣợng và độ dài thời thời gian ngừng hệ thống theo kế hoạch. - Số lƣợng và độ dài thời thời gian ngừng hệ thống không theo
kế hoạch.
Vi phạm quy định. - Số lƣợng vi phạm, phạt/ cảnh cáo những vi phạm quy định của cơ quan/ luật pháp
Thứ năm, xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro hoạt độngvà sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro hoạt động.
Thứ sáu, hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động từ các yếu tố bên trong NHTM như con người, quy trình, hệ thống.
Cuối cùng là hạn chế tối đa các nguyên nhân rủi ro hoạt động bên ngoài, xây dựng các phƣơng án, đƣa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng nhƣ khắc phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây ra rủi ro hoạt động.
Có thể nói quản trị rủi ro hoạt động là yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM Việt nam trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả sẽ giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro, xác định rủi ro, đo lƣờng rủi ro và đƣa ra biện pháp quản lý và kiểm soát hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Với những nội dung đã trình bày ở trên, chƣơng 1 của luận văn đã đƣa ra những vấn đề lý thuyết cơ bản nhất về quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM với các nội dung liên quan đến mô hình quản trị, các công cụ đƣợc sử dụng cũng nhƣ quy trình quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM từ khâu nhận diện, đo lƣờng, phòng ngừa – giảm thiểu đến khâu báo cáo, giám sát rủi ro. Đồng thời, chƣơng 1 cũng đã nhắc đến kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động tại một số NHTM trong và ngoài nƣớc, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tất cả những vấn đề này là cơ sở lý thuyết và là tiền đề để xem xét đánh giá công tác quản trị rủi ro hoạt động tại một NHTMCP cụ thể là ACB, sẽ đƣợc nêu trong chƣơng 2 sau đây.
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI ROHOẠT ĐỘNG TẠI ACB
2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của ACB