Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới (giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực công nghệ để đảm bảo khả năng cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 55)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

3.1. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới (giai đoạn

3.1. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới (giai đoạn 2016-2020) đoạn 2016-2020)

3.1.1. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến năng lực công nghệ của các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1.Thuận lợi

Phú Thọ có vị trí địa lý thuận lợi, có các tuyến trục đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy quan trọng chạy qua, đặc biệt nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, có cơ hội tăng cƣờng trao đổi hàng hóa, chuyển giao công nghệ để bứt phát phát triển.

Mở ra điều kiện để lựa chọn, tiếp nhận công nghệ tiên tiến; tiếp thu kinh nghiệp quản lý, chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc nâng cao, mở rộng các loại hình hợp tác kinh doanh, thu hút vốn đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc, mở rộng các loại hình hợp tác kinh doanh, thu hốt vốn đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Trên thị trƣờng trong nƣớc, thì trƣờng quốc tế đƣợc mở rộng, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, mở rộng thì phần xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng, tiếp cận các nguồn cung cấp đầu vào cho sản xuất với giá cạnh tranh

Những chiến lƣợc, chính sách phát triển quốc gia, tác động đến định hƣớng phát triển vùng kinh tế trọng điểm, là điều kiện để Phú Thọ có thể tham gia phân công, hợp tác sản xuất trong vùng kinh tế trọng điểm, là điều kiện để Phú Thọ có thể tham gia phân công, hợp tác sản xuất trong vùng, tạo cơ hội lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa bản địa chính là những mắt xích quan trọng trong việc hình thành chuỗi cung ứng cho tập đoàn lớn. Nếu các mắt xích hoạt động hiệu quả, các tập đoàn lớn sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí, thời gian đầu tƣ. Chính vì vậy, hiện nay nhiều công ty đa quốc gia đang tích cực tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành một phần của chuỗi cung ứng thông qua các chƣơng trình hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

Nếu biết tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn toàn có thể vƣợt qua những khó khăn về công nghệ, tài chính, tìm kiếm khách hàng để bƣớc vào chuỗi giá trị toàn cầu.

3.1.1.2.Khó khăn, thách thức

Xuất phát điểm của nền kinh tế của tỉnh còn thấp, chất lƣợng tăng trƣởng không cao; trình độ công nghệ, khả năng hội nhập của doanh nghiệp và canh tranh sản phẩm hạn chế. Một số sản phẩm trọng điểm mức bảo hộ của nhà nƣớc còn cao (giấy, phân bón, hóa chất…)

Đa số các sản phẩm thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khoáng sản, nguồn lực của các doanh nghiệp có hạn, việc đầu tƣ đổi mới công nghệ khó khăn; nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu hội nhập, thiếu các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi và công nghân lành nghề.

Cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng phát triển nền kinh tế với tốc độ cao, đặc biệt là giao thông, điện, hạ tầng công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, ngân hàng. Nguồn lực đầu tƣ để kết cấu hạ tầng và hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, Kém lợi thế hấp dẫn để thu hút đầu tƣ các dự án lớn, công nghệ cao.

Cơ chế đầu tƣ, chính sách về phát triển khoa học công nghệ còn bất cập; cải cách hành chính tuy đạt đƣợc những kết quả nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu. Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch còn hạn chế.

Cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội, bên cạnh đó cũng nhiều thách thức đỏi hỏi Chính phủ phải tạo môi trƣờng thuận lợi để doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Cụ thể, phải minh bạch hóa chính sách, xóa bỏ tình trạng quan liêu, cắt giảm tối đa chi phí thủ tục. Từng bƣớc cải cách nền giáo dục theo hƣớng đào tạo những sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế.v.v..

3.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới giai đoạn 2016-2020

Đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ngiệp; tạo ra những sản phẩm hàng hóa có khối lƣợng lớn, chất lƣợng cao, hía thành hạ; tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ 16 và đạt tiêu chí tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Ƣu tiên nâng cấp công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp có lợi thế; thu hút đầu tƣ các dự án lớn, công nghệ cao, lấy nhập và chuyển giao công nghệ tiên tiến là chủ yếu, tập trung thay thế công nghệ thấp và trung bình; kết hợp công nghệ truyền thống và hiện đại; chú trọng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới.

Kết hợp nâng cao trình độ công nghệ với tổ chức cơ cấu lại ngành công nghiệp; phát triển nguồn nhân lực; đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao, có khả năng tiếp cận, tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, ƣu tiên đào tạo ngoại ngữ, quản trị doanh nghiệp và luật pháp quốc tế.

Huy động các nguồn lực để đầu tƣ nâng cao trình đọ công nghệ, năng lực cạnh tranh sản phẩm, trong đó doanh nghiệp là chủ thể chính, thực hiện nâng cấp công nghệ từng bƣớc, từng bộ phận, tích cực và vững chắc; phù hợp với từng doanh nghiệp, gắn với tổ chức lại sản xuất, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến. Các doanh nghiệp phải coi nâng cao trình dộ công nghệ, năng lực cạnh tranh sản phẩm là nhiệm vụ then chốt trong thời kỳ hội nhập.

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016- 2020

3.2.1. Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền phổ biến sâu rộng Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ, BCH Trung ƣơng Đảng khóa X, chƣơng trình hành động của Chính phủ, của BCH Đảng bộ tỉnh; các nghị quyết, chƣơng trình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển KH&CN và đào tạo nguồn nhân lực thời kỳ CNH - HĐH.

Nâng cao nhận thức về KH&CN trong hội nhập kinh tế quốc tế (chú ý cán bộ quản lý nhà nƣớc, quản lý doanh nghiệp). Công khai, phổ biến, chuyển tải kịp thời các chính sách của nhà nƣớc về KHCN (các Luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành) để doanh nghiệp và nhân dân biết.

Đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền; nâng cao công tác hội thảo,tọa đàm; công khai các dự án, chƣơng trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, xây dựng và giới thiệu mô hình nghiên cứu khoa học.

Nếu thừa nhận rằng, công nghệ là động lực chính và cốt lõi của quá trình phát triển thì lúc đó cần xóa bỏ tâm lý ngại đổi mới, ngại thay đổi công nghệ. Phải thừa nhận một điều là, quá trình đổi mới công nghệ thƣờng chứ đựng những rủi ro, thƣờng tạo ra sự mất ổn định tạm thời trong quá trình sản xuất.

Các chủ cơ sở sản xuất, dịch vụ và các nhà quản lý đứng trƣớc những rủi ro này có tâm lý ngại đổi mới, đặc biệt, là chủ các cơ sở sản xuất nhà nƣớc, trong bối cảnh chức năng, nhiệm vụ chƣa rõ ràng, trách nhiệm cá nhân chƣa đƣợc quy định một cách thấu đáo, dễ tự bằng lòng với hoạt động sản xuất mà mình đang có, thậm trí cả trong trƣờng hợp hoạt động sản xuất này đang thua lỗ liên tục.

Để chấm dứt tình trạng này, cần phải xem đổi mới công nghệ là một nhiệm vụ thƣờng xuyên, là một tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của chủ các cơ sở sản xuất, dịch vụ và của các nhà quản lý. Việc chậm thay đổi công nghệ, duy trì trạng thái làm ăn thua lỗ phải đƣợc xem là một điểm yếu của chủ cơ sở sản xuất, dịch vụ và của xác nhà quản lý.

Để nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ trong phát triển sản xuất, cần lấy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế làm một trong những tiêu chí đánh giá các cơ sở Đảng trong từng cơ sở sản xuất; là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cơ sở sản xuất.

Thiết lập liên kết thông tin giữa các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý các cấp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Có cơ chế để tôn vinh những cá nhân và tập thể có thành tích trong lĩnh vực áp dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Xây dựng cơ chế (xác lập các ƣu đãi vật chất và phi vật chất) thu hút nguồn nhân lực trình độ cao về làm việc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

3.2.2. Giải pháp 2: Đổi mới quản lý nhà nước về cơ chế, chính sách khoa học và công nghệ

Tổ chức đánh giá trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trên địa bàn, công khai kết quả đánh giá để doanh nghiệp biết và khắc phục. Tăng cƣờng công tác thẩm định, giám định; công tác kiểm tra giám sát việ nhập, chuyển giao công nghệ và đầu tƣ của doanh nghiệp, ngăn chặn tình trạng nhập công nghệ lạc hậu, công nghệ suy vong.

Tăng cƣờng công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Hiện nay tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều, các đối tƣợng vi phạm ngày càng có nhiều hành vi xâm phậm tinh vi hơn trƣớc đây. Trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập của đất nƣớc, hoạt động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuện cần phải đƣợc đẩy mạnh, có hiệu quả hơn. Cần xây dựng các chƣơng trình về phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tỉnh Phú Thọ. Triển khai và phối hợp chặt chẽ các sở Khoa học và công nghệ, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Thƣơng mại và Du lịch và Công an tỉnh…

Hỗ tợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, sản xuất các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp ƣu tiên, công nghiệp mũi nhọn; tăng cƣờng kiểm tra giám sát chất lƣợng sản phẩm tại nơi sản xuất và lƣu thông trên thị trƣờng.

Thành lập các tổ chức tƣ vấn dịch vụ công, dịch vụ giám định công nghệ, có thể gắn với cải cách hành chính, chuyển đổi các tổ chức KHCN.

Thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc, tổ chức KHCN và doanh nghiệp từ xác định nhiệm vụ, triển khai thực hiện, đánh giá và đƣa kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào thực tiễn.

3.2.3. Giải pháp 3: Tạo lập và phát triển thị trường khoa học và công nghệ, quảng bá giới thiệu sản phẩm

Đầu tƣ xây dựng trung tâm ứng dụng và tƣ vấn chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu đáp ứng nhu cầu thông tin của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, chất lƣợng, luật pháp quốc tế và thị trƣờng mua, bán công nghệ, máy móc, thiết bị.

Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tƣ vấn, dịch vụ ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, tham gia các chƣơng trình liên kết ngành, liên kết vùng, phát triển công nghiệp phụ trợ và gắn sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, chuyển giao.

Xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu từng sản phẩm, tiếp cận các thị trƣờng trọng điểm có tiềm năng, đẩy mạnh quản bá giới thiệu công nghệ, giớ thiệu sản phẩm (triển lãm, hội chợ trong nƣớc, quốc tế, thƣơng mại điện tử…).

Hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm trọng điểm của tỉnh có thị trƣờng trong nƣớc và có tiềm năng xuát khẩu (sản phẩm dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ).

Xây dựng phát triển các hiệp hội, ngân hàng của tỉnh và gắn với cả nƣớc nhằm tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại và phát triển thị trƣờng.

Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tiếp cận các tập đoàn kinh tế lới, nắm giữu công nghệ nguồn; lựa chọn công nghệ tiên tiến thông qua các trung tâm tƣ vấn, doanh nghiệp dịch vụ KHCN, môi giới đầu tƣ chuyên nghiệp (nhất là các dự án dầu tƣ vào Khu công nghiệp).

3.2.4. Giải pháp 4: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Qua điều tra khảo sát, tại các cơ sở sản xuất có quy mô lớn, đã hình thành và hoạt động nhiều năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ,đội ngũ cán bộ khoa học – công

nghệ, công nhân lành nghệ khá hùng hậu, đƣợc đào tạo một cách cơ bản, có kinh nghiệp làm việc. Tuy nhiên, nguồn nhân lực đáng quý này có tuổi đời đã khá cao, trong khi đó, việc đào tạo nguồn nhân lực kế cận lại chƣa đƣợc thực hiện một cách tích cực. Tại các các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, tình hình có kém hơn. Đội nguc cán bộ khoa học – công nghệ rất mỏng, đội ngũ công nhân chƣa đƣợc đào tạo một cách động bộ. Trong lĩnh vực về phát triển và đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực của tỉnh, có đề xuất nhƣ sau:

Cần phải triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả Chƣơng trình nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2016-2020 định hƣớng đến năm 2025, của UBND tỉnh; tạo ra cơ cấu lao động mới, trong đó lao động có trình độ, có kỹ năng, biết ngoại ngữ, luật phát quốc tế chiếm tỷ lệ cao.

Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, huy động và hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo nhân lực KHCN (nhất là khu vực kinh tế tƣ nhân và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài). Tăng cƣờng xuất khẩu lao động. Tỉnh có cơ chế hỗ trợ và sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới cổ phần hóa trong lĩnh vực đào tạo cán bộ khoa học công nghệ, công nhân lành nghề.

Tập trung đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực chuyên sâu, chất lƣợng ca. Ƣu tiên đào tạo chuyên gia về công nghệ, cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý doanh nghiệp, chú trọng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, giám định và tƣ vấn chuyển giao công nghệ.

Xây dựng kế hoạch dài hạn các bộ về KHCN (ở trong nƣớc và nƣớc ngoài), chú trọng đào tạo cán bộ đầu ngành, chuyên gia công nghệ, các nhà quản lý KHCN có trình độ cao. Có chế độ khuyến khích lợi ích vật chất va phi vật chất, tạo điều kiện tốt nhất để phát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ.

3.2.5. Giải pháp 5: Mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học công nghệ

Khuyến khích liên kết, liên doanh trong sản xuất kinh doanh và hợp tác nghiên cứu, triển khai giữa các doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ.

Đa dạng các mối quan hệ và hình thức hợp tác, thông qua các chƣơng trình nghiên cứu, đầu tƣ, chuyển giao công nghệ; tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị; đào tạo, xuất khẩu lao động, thực tập sinh… chính thức và không chính thức. Hợp tác thƣờng xuyên, ổn định với các cơ quan KHCN của trung ƣơng đóng trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KHCN, tranh thủ sự giúp đỡ về công tác quản lý, trợ giúp kỹ thuật và các nguồn tài trợ của nƣớc ngoài cho các dự án đổi mới, nâng cao công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực công nghệ để đảm bảo khả năng cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)