Tỷ lệ bắt gặp các nhóm độ dài đuôi của chó bản địa H'mông cộc đuôi

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đặc điểm sinh học, sinh thái học chó h’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 65 - 69)

Độ dài đuôi

< 5 cm

5 - 10 cm

> 10 - 15 cm Qua bảng 3.5 cho thấy chiều dài đuôi của chó bản địa H'mông cộc đuôi chủ

yếu là < 5 cm với tỷ lệ bắt gặp là 46,5 %, dao động từ 39,5% - 53,7%, tiếp theo là nhóm có chiều dài đuôi từ 5 - 10 cm với tỷ lệ bắt gặp là 29,0%, dao động từ 22,9% - 35,9% và cuối cùng là nhóm có chiều dài đuôi từ >10 - 15 cm với tỷ lệ bắt gặp là 24,5% dao động từ 18,8 - 31,2.

Dài đuôi < 5 cm Dài đuôi 5 - 10 cm Dài đuôi > 10 - 15 cm

Hình 3.5. Độ dài đuôi của chó bản địa H'mông cộc đuôi

Mặc dù đuôi được biết đến là một trong những bộ phận của cơ thể giúp chó cân bằng trong quá trình chuyển động đặc biệt khi chó chạy nước kiệu trên đường dài phổ biến ở các giống chó săn. Tuy nhiên với việc thường xuyên leo trèo ở các địa hình đồi núi, rừng rậm vai trò của đuôi không còn tác dụng, đây cũng có thể coi là đặc điểm thích nghi của giống với điều kiện môi trường sống và trải qua nhiều năm tuyển chọn bởi người dân H’mông.

Từ những kết quả nghiên cứu về màu lông, các kiểu tai và độ dài đuôi, chúng tôi xác định số lượng các cá thể có cùng kiểu tai trong các nhóm màu lông và số lượng các cá thể cùng nhóm độ dài đuôi trong các nhóm màu lông. Kết quả được trình bày ở hình 3.6 và hình 3.7.

Hình 3.6. Mối liên hệ tỷ lệ màu lông và kiểu tai

Hình 3.7. Mối liên hệ tỷ lệ màu lông và độ dài đuôi

Qua hình 3.6 và hình 3.7 cho thấy, kiểu tai dựng và độ dài đuôi < 5 cm xuất hiện nhiều ở chó có màu lông đen và màu lông vện. Riêng màu lông đỏ hung, trong nghiên cứu này không thấy xuất hiện độ dài đuôi có chiều dài từ 5 - 10 cm.

Tuy nhiên, thật đáng tiếc trong nghiên cứu này đã không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa màu lông, độ dài đuôi và kiểu tai. Vì những biểu hiện này rất có ý nghĩa trong việc nhận dạng và tuyển chọn nhân giống. Các mối tương quan này cần tiếp tục khảo sát với số lượng mẫu nhiều hơn và có lẽ cần có những nghiên cứu sâu về di truyền phân tử đối với các tính trạng này.

3.1.6. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá máu

Bên cạnh viêc khảo sát các đặc điểm hình thái bên ngoài, các chỉ tiêu sinh lý sinh hoá máu cũng được khảo sát nhằm bổ sung cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nuôi dưỡng và thú y, đồng thời nó cũng là cơ sở để đánh giá tình trạng sức khoẻ của chó trước khi đưa vào thử nghiệm hay huấn luyện và đánh giá. 06 mẫu máu chó được lấy từ các cá thể chó nuôi tại trại chó Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, sau đó phân tích tại Medlatec kết quả được trình bày ở bảng 3.6 và bảng 3.7.

Kết quả bảng 3.6 cho thấy, các chỉ số sinh lý máu của các cá thể đực và cá thể cái có khác nhau nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Số lượng bạch cầu trung bình của chó bản địa H'mông cộc đuôi là 16,3 ± 2,2 G/l, dao động từ 14,0 - 18,6 G/l. Đối với các cá thể đực chỉ số này đạt trung bình 15,7 ± 1,3 G/l và đối với cá thể cái tương ứng là 16,9 ± 3 G/l.

Công thức bạch cầu bao gồm tỷ lệ bạch cầu trung tính, tỷ lệ bạch cầu Lympho và tỷ lệ bạch cầu mono của chó bản địa H'mông cộc đuôi lần lượt là 32,6 ± 8%, 46,5 ± 8,4% và 22,3 ± 2%.

Số lượng hồng cầu trung bình của chó bản địa H'mông cộc đuôi đạt 6,8 ± 0,5 T/l. dao động từ 6,3 - 7,4 T/l. Ở cá thể đực là 7,1 ± 0,4 T/l và cá thể cái là 6,5 ± 0,5 T/l.

Chó bản địa H'mông cộc đuôi có hàm lượng hemoglobin là 13,5 ± 0,9 g/dL, dao động từ 12,5 - 14,5 g/dL, cá thể đực và cá thể cái có hàm lượng hemoglobin lần lượt là 14 ± 0,7 g/dL và 13, 1 ± 1,1 g/dL.

Thể tích trung bình của hồng cầu ở chó bản địa H'mông cộc đuôi đạt 61,3 ± 1,6 µm3 và dao động từ 59,6 - 63 µm3.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đặc điểm sinh học, sinh thái học chó h’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w