Tỷ lệ các tính trội của chó bản địa H'mông cộc đuôi

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đặc điểm sinh học, sinh thái học chó h’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 91 - 100)

Qua bảng 3.11 cho thấy, đối với chó bản địa H'mông cộc đuôi có 06 tính trội được xác định bao gồm: Phản ứng lệ thuộc, phản ứng phòng thủ chủ động, phản ứng phòng thủ bị động, phản ứng tìm khứu giác, phản ứng thức ăn, phản ứng định hướng. Ở các cá thể chó xuất hiện những hành vi trội khác nhau, ở mỗi cá thể chó có thể xuất hiện nhiều hơn một hành vi trội.

Phản ứng lệ thuộc là một trong những phản xạ có điều kiện, được hình thành từ mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp giữa chủ và chó. Tuy nhiên, nếu phản ứng này quá ngưỡng, con chó quá quyến luyến chủ thì sẽ khó khăn trong quá trình huấn luyện ở

các khoa mục đòi hỏi tính độc lập làm việc của chó. Kết quả quan sát 74 cá thể chó cho thấy có 35 cá thể có phản ứng lệ thuộc chiếm 47,3% (dao động từ 35,6 - 59,3%).

Phản ứng phòng thủ chủ động xuất hiện ở 54 cá thể chiếm 73,0% (dao động từ 61,2 - 82,3%). Tính trội này được hình thành trên cơ sở phản ứng tự vệ bẩm sinh, chúng được hình thành khi người chủ đối xử với chó bình tĩnh, nhẹ nhàng, điềm đạm. Phản ứng phòng thủ chủ động đã hình thành cho chó tính cách dũng cảm, không sợ hãi và không tin tưởng vào đối tượng lạ. Những con chó có phản ứng này dễ được huấn luyện và cho kết quả tốt;

Phản ứng phòng thủ bị động bắt gặp trên 20 cá thể chiếm 27,0% (dao động từ 17,7 - 38,8%); những con chó có phản ứng thụ động chất lượng huấn luyện và hiệu quả làm việc rất thấp vì ở chúng hình thành tính nhút nhát và phòng thủ bị động cao; Phản ứng tìm kiếm là một phản ứng bẩm sinh, nó đảm bảo cho sự tồn tại của chó. Trong quá trình huấn luyện, công việc đánh hơi của chó gắn liền với sự xuất hiện của phản ứng tìm kiếm bằng khứu giác. Bởi vậy đây là một phản ứng rất quan trọng trong công tác huấn luyện đánh hơi, đồng thời là một trong những tiêu chí hàng đầu để chọn lọc chó làm nghiệp vụ. Trong các cá thể chó quan sát được, hành vi tìm kiếm bằng khứu giác xuất hiện ở 62 cá thể chiếm 83,8% (dao động từ 73 - 91%);

Phản ứng thức ăn, thức ăn là cơ sở của sự sống của chó, phần lớn các phản xạ

ở chó được hình thành trên cơ sở phản xạ thức ăn và phản ứng trạng thái. Những con chó có phản ứng thức ăn tốt, mãnh liệt sẽ giúp cho việc huấn luyện và hình thành các phản xạ có điều kiện khác ở chó nhanh và dễ dàng hơn, việc nghiên cứu kỹ phản ứng thức ăn ở chó sẽ giúp người huấn luyện đưa ra phương pháp huấn luyện tối ưu cho con chó của mình. Ở đây phản ứng thức ăn trội xuất hiện trên 60 cá thể chiếm và 81,1% (dao động từ 70 - 89%);

Phản ứng định hướng của chó được thể hiện qua các phản xạ thăm dò, hít, ngửi, nghe ngóng, liếm. Nó là nguồn gốc của sự hình thành các phản xạ có điều kiện mới ở chó. Khi kết hợp với các phản xạ có điều kiện đảm bảo sự định hướng của chó, chúng sẽ chuyển sang các phản ứng khác như phản ứng thức ăn, tự vệ tích cực, tự vệ thụ động và thường xuyên nhất là phản ứng tìm kiếm. Như vậy có thể nói đánh giá được phản ứng định hướng sẽ là tiền đề cho việc lựa chọn chó trong công tác huấn luyện, với số lượng cá thể bắt gặp phản ứng định hướng là 59 cá thể chiếm 79,7% (dao động từ 68,5 - 87,8%).

Trong công tác huấn luyện tùy thuộc vào mục đích cũng như yêu cầu của chuyên khoa huấn luyện mà những hành vi trội cần được khích lệ hay cần phải hạn chế. Các hành vi như phản ứng phòng thủ chủ động, phản ứng tìm kiếm bằng khứu giác, phản ứng thức ăn và phản ứng định hướng cần được khích lệ. Đây là những hành vi trội cần có ở một con chó nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy. Các hành vi khác như phản ứng lệ thuộc cần được hạn chế ở mức độ cho phép, phản ứng phòng thủ bị động cần được loại bỏ.

3.1.9. Đặc điểm thần kinh của chó bản địa H'mông cộc đuôi

Chó là động vật sống trong xã hội, vì vậy trong hoạt động thần kinh, hành vi của chúng có những tính phức tạp và có những biểu hiện cảm xúc. Hoạt động thần kinh cấp cao của chó được hình thành từ những hoạt động hành vi có sẵn và các dạng hành vi được thích nghi khi xuất hiện trong cuộc sống. Chó có sẵn trong hành trang của mình một tập hợp rất lớn các phản xạ nhiều hình dạng, nhưng những phản xạ thích hợp lên sự thay đổi của môi trường bên ngoài được hình thành từ những hành

vi có sẵn và thu nhận được. Đối với chó điển hình là tốc độ đưa ra rất nhanh các dạng hành vi đối phó với bối cảnh mới. Nhờ có điều đó chó dễ hòa nhập với những điều kiện cuộc sống khác nhau, và dễ huấn luyện.

Các dạng hoạt động thần kinh cao cấp cũng có thể đánh giá bằng tính chất thể hiện các phản ứng cơ bản và phản ứng trội trong hành vi của chó. Phản ứng hành vi của chó, đến một mức nào đó, phụ thuộc vào dạng hoạt động thần kinh cao cấp. Biết rằng, phản ứng phòng thủ chủ động, tích cực ở những cá thể chó có dạng hoạt động thần kinh mạnh, thể hiện mạnh hơn so với những cá thể có dạng hoạt động thần kinh yếu. Ngoài ra, ở những cá thể đó (dạng hoạt động thần kinh cấp cao mạnh) đồng thời cũng mạnh cả các phản ứng ăn, tìm kiếm và các phản ứng khác, mà cơ sở là những phản xạ có điều kiện tích cực. Ở chó có phản ứng phòng thủ thụ động là một trong những biểu hiện của dạng hoạt động thần kinh cao cấp yếu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những cá thể chó có phản ứng phòng thủ thụ động, đều thuộc dạng có hệ thần kinh yếu [99].

Việc nghiên cứu các đặc điểm thần kinh được tiến hành trong quá trình tuyển chọn chó vào huấn luyện, ngay sau khi thiết lập mối quan hệ giữa huấn luyện viên với chó và xác định được phản ứng trội của chó, cũng như trong suốt quá trình huấn luyện sau này. Quan sát hành vi của chó và đánh giá những đặc điểm của những phản

ứng và các phản ứng trội cho phép ta có cơ sở khẳng định dạng hoạt động thần kinh của chó.

Trước yêu cầu đánh giá để tuyển chọn dạng hoạt động thần kinh cấp cao để đưa vào huấn luyện chó nghiệp vụ cho phù hợp và đạt được kết quả tốt nhất đối với chó bản địa H'mông cộc đuôi, chúng tôi đã tiến hành đánh giá các dạng hoạt động thần kinh của chúng. Quan sát 74 cá thể chó bản địa H'mông cộc đuôi ở giai đoạn trưởng thành (> 8 - 18 tháng tuổi), chúng tôi đã xác định được tỷ lệ các dạng hoạt động thần kinh cấp cao của chó bản địa H'mông cộc đuôi, kết quả trình bày tại bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tỷ lệ các dạng hoạt động thần kinh cấp cao của chó bản địa H'mông cộc đuôi

Về mặt bằng chung chó bản địa H’mông cộc đuôi có thể đáp ứng được những yêu cầu về thần kinh để huấn luyện thành chó nghiệp vụ, với dạng hoạt động thần kinh mạnh cân bằng linh hoạt có ở 28 cá thể trong tổng số 74 cá thể được tiến hành kiểm tra đánh giá đạt tỷ lệ 37,8% (dao động từ 27 - 50%). Dạng mạnh, cân bằng, không linh hoạt chiếm tỷ lệ 25,7% (dao động từ 16,5 - 37,4%) với 19 cá thể trong tổng số 74 cá thể được đánh giá. Dạng hoạt động thần kinh mạnh, không cân bằng, hưng phấn có ở 16 cá thể trong tổng số 74 cá thể đạt tỷ lệ 21,6% (dao động từ 13,2 - 33%). Tuy nhiên cũng có một tỷ lệ nhất định của dạng hoạt động thần kinh yếu, ức chế, xuất hiện trên 11 cá thể, tỷ lệ này đạt 14,9% (dao động từ 8 - 25,5%). Nguyên nhân là do cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng và cách đối xử của người dân đối với chó bản địa H'mông cộc đuôi, đồng thời chế độ chăm sóc, giáo dục giai đoạn khi chó còn nhỏ chưa được quan tâm. Nhận thấy các cá thể thuộc dạng hoạt động thần kinh yếu, ức chế thường được nuôi ở những vùng hẻo lánh ít sự tiếp xúc với con người, trong giai đoạn chó con thường để phát triển tự do thiếu sự dạy dỗ của người chủ.

Như vậy, ở chó bản địa H'mông cộc đuôi, dạng hoạt động thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt chiếm chủ yếu so với các dạng khác. Đây là một yếu tố quan trọng để lựa chọn và đánh giá giống chó, phục vụ cho công tác huấn luyện nghiệp vụ.

Các dạng hoạt động thần kinh được hình thành tương đối sớm do tính di truyền, tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng điều kiện nuôi dưỡng chăm và giáo dục cho chó con mang lại những điều chỉnh trong việc hình thành các dạng thần kinh. Đối với môi trường nuôi dưỡng hiện nay gần như là đồng nhất, thiếu sự quan tâm giáo dục từ người chủ, ở chó bản địa H'mông cộc đuôi, dạng hoạt động thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt chiếm chủ yếu so với các dạng khác. Vậy đây là giống có đặc điểm di truyền rất tốt về hoạt động thần kinh cấp cao và là một trong những phẩm chất quý để lựa chọn huấn luyện nghiệp vụ.

3.2. Đặc điểm hành vi xã hội của chó bản địa H'mông cộc đuôi

Hành vi xã hội của chó bản địa H’mông cộc đuôi được đánh giá thông qua các hành vi như Giao tiếp, mức độ hoạt động, phản ứng với đối tượng lạ, chơi đùa và phản ứng với tiếng ồn. Trong nghiên cứu này đã quan sát và đánh giá 50 cá thể chó bản địa H’mông cộc đuôi ở giai đoạn trưởng thành (> 8 - 18 tháng tuổi), bao gồm 26 cá thể đực và 24 cá thể cái, điểm đánh giá trên thang điểm 5.

3.2.1. Hành vi giao tiếp

Hành vi giao tiếp của chó đối với người chủ hay đối tượng lạ có vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với các giống chó nghiệp vụ. Bởi giữa huấn luyện viên, người sử dụng chó và chó có quan hệ tốt, tin tưởng và trung thành thì hiệu quả công việc được nâng cao. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ của chủ với chó có ảnh hưởng đến sự hình thành các hành vi của chó và ảnh hưởng đến hiệu qủa làm việc của chúng. Với vai trò đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hành vi giao tiếp của chó bản địa H'mông cộc đuôi, kết quả được trình bày ở bảng 3.13.

Qua bảng 3.13 cho thấy chó bản địa H'mông cộc đuôi có mức độ hành vi giao tiếp ở mức trung bình khá, với điểm đánh giá trung bình là 2,8 ± 0,5 điểm, dao động từ 2,7 - 3,0 điểm ở giai đoạn ban đầu của quá trình giao tiếp tức là chúng có tiếp nhận sự giao tiếp nhưng hầu như không đáp trả lại sự giao tiếp đó. Ở giai đoạn tiếp theo đạt 2,9

± 0,5 điểm, dao động từ 2,8 - 3,1 điểm thể hiện khi dắt đi chó vẫn theo nhưng không đi sát với người dắt. Tuy nhiên, sang giai đoạn cuối của quá trình giao tiếp thì chúng lại

bình tĩnh tiếp nhận sự vuốt ve của người dắt chó và kết quả đánh giá đạt 2,9 ± 0,5 điểm, dao động từ 2,8 - 3,1 điểm.

Bảng 3.13. Hành vi giao tiếp của chó bản địa H'mông cộc đuôi

Ghi chú: kiểm định T-test với P-value = 0,05.

Để đánh giá hành vi của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giới tính, điểm số các giai đoạn trong hành vi giao tiếp đã được tính giá trị trung bình đại diện cho hành vi giao tiếp. Kết quả được trình bày ở hình 3.10.

Hình 3.10. Hành vi giao tiếp theo giới tính của chó bản địa H'mông cộc đuôi Kết quả cho thấy đối với cá thể đực điểm trung bình hành vi giao tiếp đạt 2,9 Kết quả cho thấy đối với cá thể đực điểm trung bình hành vi giao tiếp đạt 2,9 điểm và đối với cá thể cái điểm trung bình của hành vi giao tiếp đạt 2,9 điểm. Như vậy về điểm số trung bình hành vi giao tiếp của hai giới tính đực và cái là tương đương nhau (P > 0,05). Tuy nhiên qua hình 3.10 cũng cho thấy mức độ dao động về điểm số đánh giá hành vi giao tiếp ở cá thể cái lớn hơn ở cá thể đực.

Như vậy chó bản địa H’mông cộc đuôi có mức độ hành vi giao tiếp ở mức trung bình khá. Có điều này là do hiện nay phong tục tập quán chăn nuôi của người dân vẫn còn nhiều yếu kém chưa thực sự quan tâm đến con chó ngay từ nhỏ điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hành vi của chúng. Muốn có những giống chó bản địa tốt phục vụ cho công tác nghiệp vụ, cần chú trọng đến việc thay đổi cách đối xử, giao tiếp của người nuôi với chúng. Có như vậy mới thay đổi được tính cách hành vi xã hội của chúng.

3.2.2. Mức độ hoạt động

Đối với chó nghiệp vụ mức độ hoạt động thể hiện tính linh hoạt trong các hoạt động sống và làm việc. Nghiên cứu mức độ hoạt động của 50 cá thể chó bản địa H'mông cộc đuôi giai đoạn trưởng thành (> 8 - 18 tháng tuổi), chúng tôi nhận thấy, điểm trung bình về mức độ hoạt động của chó bản địa H’mông cộc đuôi đạt 4,2 ± 0,6 điểm. Theo thang điểm đánh giá thì mức độ hoạt động tương đương mức khá.

Ngoài việc đánh giá mức độ hoạt động chung của chó bản địa H'mông cộc đuôi, đánh giá mức độ hoạt động theo giới tính của giống này cũng được thực hiện trong nghiên cứu này. Kết quả được trình bày ở hình 3.11.

Hình 3.11. Mức độ hoạt động theo giới tính của chó bản địa H'mông cộc đuôiKết quả cho thấy, mức độ hoạt động của cá thể đực là 4,2 ± 0,7 điểm, ở các cá Kết quả cho thấy, mức độ hoạt động của cá thể đực là 4,2 ± 0,7 điểm, ở các cá thể cái là 4,1 ± 0,6 điểm. Giá trị điểm trung bình đánh giá mức độ hoạt động của hai giới tính đực và cái là tương đương nhau (P > 0,05), song theo mức độ dao động ở độ

tin cậy 95% thấy rằng các cá thể đực có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với các cá thể cái.

Như vậy, chó bản địa H'mông cộc đuôi hoạt động một cách tích cực khi được để tự do, thể hiện mức độ hoang dã ở các các giống chó này vẫn còn cao, gây không ít khó khăn cho công tác huấn luyện ở khoa mục kỷ luật, nhưng nếu huấn luyện thành công thì đây lại thành một lợi thế tạo tính hưng phấn tích cực khi làm việc ở các khoa mục như lùng sục phát hiện các chất ma tuý, cứu hộ cứu nạn…

3.2.3. Phản ứng với đối tượng lạ

Loài chó nhà luôn có những phản ứng mạnh đối với các kích thích bất ngờ từ môi trường bên ngoài. Những phản ứng đó được thể hiện ra ngoài thông qua các trạng thái biểu hiện của chó khi tiếp xúc với các kích thích. Ở đây, xét đến 4 giai đoạn biểu hiện của chó bao gồm: Sợ hãi, Đe dọa tấn công, Tò mò và Sợ hãi còn đọng lại. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14 và hình 3.12.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đặc điểm sinh học, sinh thái học chó h’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w