Ghi chú: a, b, c có sự sai khác ý nghĩa thống kê (kiểm định T-test với P-value = 0,05).
Qua bảng 3.10 thấy rằng, ở giai đoạn tuổi chó con, khoảng cách nhìn được là thấp nhất, trung bình là 78,8 ± 6,4 m; Ở giai đoạn tuổi chó choai, khoảng cách nhìn trung bình là 200,8 ± 12,6 m và ở giai đoạn tuổi trưởng thành, khoảng cách nhìn trung bình là 264,6 ± 11,4 m. Khả năng nhìn của chó bản địa H'mông cộc đuôi có sự khác biệt ý nghĩa thống kê khi so sánh theo các giai đoạn tuổi (P < 0,05).
Như vậy tầm nhìn của chó bản địa H'mông cộc đuôi tăng dần theo độ tuổi, khoảng cách nhìn xa nhất có thể đạt được khi chó trưởng thành là 290 m và khoảng cách gần nhất là 246 m.
Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Quang Đức và cộng sự (2015) [151] trên chó bản địa dạng sói cho biết: Khả năng nhìn thấy trung bình của giống chó dạng sói giai đoạn chó con và chó choai lần lượt là 82,06 m và 209,06 m. Như vậy, khoảng cách nhìn thấy của chó dạng sói cao hơn chó H’mông cộc ở giai đoạn chó con và chó choai
Giai đoạn trưởng thành, chó nhìn tốt nhất và ổn định nhất. Cũng theo nghiên cứu của Ngô Quang Đức và cộng sự (2015) [151], khoảng cách nhìn thấy của chó bản địa dạng sói thời điểm 12 tháng tuổi trung bình là 260 m, thấp hơn so với chó bản địa H'mông cộc đuôi.
Đánh giá về khả năng thị giác của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giới tính đực và cái dựa trên khoảng cách nhìn của 26 cá thể đực và 24 cá thể cái đã được nghiên cứu. Kết quả được trình bày tại hình 3.9.
Hình 3.9. Khoảng cách nhìn của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giới tínhQua hình 3.9 thấy rằng, khoảng cách nhìn trung bình của các cá thể đực và các Qua hình 3.9 thấy rằng, khoảng cách nhìn trung bình của các cá thể đực và các cá thể cái là tương đương nhau, lần lượt đạt 264,4 ± 8,8 m và 264,8 ± 13,0 m (P>0,05). Tuy nhiên biên động về khoảng cách quan sát được của cá thể cái lớn hơn biên động khoảng cách nhìn được của cá thể đực. Khoảng cách nhìn lớn nhất ở cá thể đực là
281 m, và gần nhất là 251 m. ở cá thể cái khoảng cách nhìn xa nhất là 290 m và gần nhất là 246 m.
3.1.8. Các tính trội của chó bản địa H'mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ
Dưới sức ép của quá trình chọn lọc tự nhiên cùng với sự thuần hóa nuôi dưỡng và chọn lọc của con người đã hình thành nên các giống chó với đặc điểm tính trội khác nhau. Đối với chó nghiệp vụ các tính trội là cơ sở đầu tiên để chọn lọc, phân loại và huấn luyện.
74 cá thể chó bản địa H'mông cộc đuôi giai đoạn trưởng thành (> 8 - 18 tháng tuổi) đã được tiến hành theo dõi và quan sát biểu hiện các tính trội, kết quả được trình bày ở bảng 3.11.