Qua hình 3.29 cho thấy rằng mặc dù trung vị 50% điểm đánh giá kết quả huấn luyện chuyên khoa ma tuý của chó bản địa H'mông cộc đuôi thấp nhưng tại phân vị 75% thì tương đương với các giống chó khác. Điều này cho thấy chó bản địa H'mông cộc đuôi hoàn toàn có khả năng huấn luyện làm chó nghiệp vụ lục sục phát hiện các chất ma tuý, tuy nhiên cần thêm công tác tuyển chọn trước khi đưa vào huấn luyện. Mặt khác, thực tế huấn luyện chuyên khoa ma túy cho thấy, đối với chó bản địa H'mông cộc đuôi có ưu thế thân hình nhỏ gọn và nhanh nhẹn nên thường dễ dàng lùng sục ở các nơi bụi rậm, ngóc ngách và gầm xe ô tô hơn so với các giống chó ngoại có ngoại hình cao to. Mặt khác trong điều kiện thời tiết nắng nóng các giống chó nhập
nội thường nhanh mệt mỏi, không tích cực làm việc và bền bỉ bằng giống chó bản địa. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc nuôi dưỡng cũng như giá con giống của chó nhập nội là cao hơn nhiều so với chó bản địa H'mông cộc đuôi. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế cũng như khí hậu nước ta chó bản địa H’mông cộc đuôi hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của việc huấn luyện phát hiện các chất ma tuý.
3.4. Tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy
3.4.1. Xác định sự ảnh hưởng của một số đặc điểm sinh học đến kết quả huấnluyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý
Làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phân tích mối tương quan giữa các đặc điểm sinh học đến kết quả huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý. Các yếu tố được chúng tôi lựa chọn bao gồm: Đặc điểm tính trội, đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao, đặc điểm khứu giác và đặc điểm hành vi xã hội. Riêng đặc điểm hình thái là một trong những tiêu chí bắt buộc nên trong phép phân tích này chúng tôi không đưa vào.
Sử dụng phương pháp BMA (Bayesian Model Average) trên phần mềm R để lựa chọn mô hình hồi quy. Kết quả kiểm tra được trình bày ở hình 3.30.