Môi trường cạnh tranh (Competitive Environment)

Một phần của tài liệu Đề tài: NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VIỆT THẮNG (VICOTEX) ppsx (Trang 29 - 33)

- Thay mặt Tổng Giám Đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty về giải quyết các công việc thuộc chức năng – nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám Đốc khi vắng

b)Môi trường cạnh tranh (Competitive Environment)

Cùng với việc hội nhập kinh tế giữa các quốc gia là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp, vì thế, mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được ai là đối thủ cạnh tranh của mình để kịp thời có những phương án đối phó hợp lý, làm giảm nguy cơ bất lợi có thể xảy ra.

Đối thủ tiềm năng: Là các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp một cách gián tiếp hoặc các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành. Do đó, các doanh nghiệp cần phải bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình và ngăn cản sự tấn công từ bên ngoài bằng các chính sách, quyết định hợp lý.

Nguồn cung ứng: Là các nguồn nguyên vật liệu, tài chính và lao động có mối đe doạ cho các doanh nghiệp khi người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng các hình thức như: tăng giá hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ mà họ cung ứng cho nên đây là vấn đề cần được quan tâm cho một chiến lược lâu dài của bất cứ doanh nghiệp nào.

Đối thủ cạnh tranh: Đây là áp lực thật sự cho các doanh nghiệp vì nó đe doạ trực tiếp đến doanh nghiệp, khi áp lực này càng cao thì nó có thể đe doạ đến vị trí và sự tồn tại của doanh nghiệp, cho nên, mỗi doanh nghiệp phải tự đưa ra cho mình một định hướng đúng đắn để phát triển. Chính vì thế, sẽ có những nỗ lực nhất định cho các doanh nghiệp trong ngành. Mức độ cạnh tranh cũng phụ thuộc nhiều vào số lượng doanh nghiệp tham gia trong ngành, cũng như tốc độ tăng trưởng của ngành. Càng có nhiều doanh nghiệp tham gia thì áp lực cạnh tranh giữa các đơn vị này càng gay gắt.

Sản phẩm thay thế: Là những sản phẩm có cùng công dụng như sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành. Sự ra đời của sản phẩm thay thế sẽ làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm đang sử dụng bởi những sản phẩm thay thế ra đời sau nên có nhiều lợi thế về công dụng và chất lượng cũng cao hơn. Đây là áp lực mang tính chiến lược nhằm làm đa dạng hoá các sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng.

3.1.6.2. Môi Trường Bên Trong (Internal Environment)

Các hoạt động chủ yếu

Hoạt động tài chính: Điều kiện tài chính được xem là công cụ đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của công ty và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư. Để xây dựng các chiến lược cần phải xác định điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của tổ chức.

Khả năng thanh toán, đòn cân nợ, vốn luân chuyển, lợi nhuận, lượng tiền mặt, vốn cổ phần của công ty .v.v…,thường có thể làm cho chiến lược tổng thể của công ty khả quan hơn.

Đây có thể là những tiêu thức quan trọng để đánh giá vị trí tài chính của công ty, bởi các tiêu thức tài chính này thường làm thay đổi các chiến lược hiện tại hay việc thực hiện các kế hoạch.

Nghiên cứu và phát triển: Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, công tác nghiên cứu và phát triển tại mỗi công ty là không thể thiếu. Các công ty đang theo đuổi chiến lược sản phẩm thì công việc càng trở nên quan trọng. Vì qua quá trình nghiên cứu và phát triển sẽ tạo ra những sản phẩm mới lạ làm giảm áp lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đây là yếu tố rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một công ty có tổ chức nghiên cứu về thị trường sẽ giúp cho đơn vị chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Marketing: Marketing có thể miêu tả như là một quá trình xác định, dự báo thiết lập và thoả mãn các nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng. Marketing bao gồm bốn chiến lược chính là: chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối và chiêu thị cổ động. Tuỳ theo tính chất mức độ, hiện trạng của công ty mà nhà quản trị có cách thiết lập các chiến lược trên một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh của đơn vị mình.

3.1.7. Các Phối Thức Cạnh Tranh3.1.7.1. Cạnh tranh sản phẩm 3.1.7.1. Cạnh tranh sản phẩm

Theo quan điểm cổ điển: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính hóa học, vật lý có thể quan sát được, được tập hợp trong một hình thức đồng nhất và là vật mang lại giá trị sử dụng.

Theo quan điểm Marketing: Sản phẩm là bất cứ những gì có thể đưa vào thị trường để tạo ra chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn một yêu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, những dịch vụ, những con người, những tổ chức, những địa điểm và những ý tưởng.

Ngày nay người tiêu dùng khi mua một sảm phẩm không chỉ chú ý đến giá trị sử dụng mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh khác của sản phẩm như sự trang trọng, sự tiện lợi và tính thời trang…

Các thành phần của sản phẩm: - Phần cốt lõi

- Phần mục tiêu - Phần bổ sung

Vì vậy khi triển khai một sản phẩm, các nhà sản xuất cũng như các nhà tiếp thị phải xác định nhu cầu cốt lõi của khách hang mà sản phẩm thỏa mãn sau đó mới chú ý tới phần mục tiêu và bổ sung của sản phẩm.

3.1.7.2. Cạnh tranh giá

Giá bán: Hoạch định dựa trên 3 phương án cơ bản:

- Định giá thâm nhập: Bán giá thấp để chiếm lĩnh thị phần cao. Sau khi đã chiếm được vị trí đứng vững trên thị trường tùy theo tình hình cạnh tranh, có thể nâng giá dần dần hoặc tiếp tục hưởng lợi do chi phí thấp.

- Định giá theo cạnh tranh: So sánh sản phẩm với sản phẩm cạnh tranh về mặt chất lượng, tính năng, dịch vụ,…để định giá theo nguyên tắc bán giá cao hơn. Nguyên tắc này đặc biệt được sử dụng trong trường hợp khách hàng ít trung thành với nhãn hiệu và sản phẩm không khác biệt nhiều.

- Định giá hớt mặt kem: Ngược lại với phương án định giá thâm nhập, nhưng sau khi qua giai đoạn giới thiệu sản phẩm thì điều chỉnh giá theo áp lực cạnh tranh. Ngoài ra, khi định giá công ty xem xét cả chính sách chiết khấu hỗ trợ các nhà phân phối, chiết khấu số lượng, chiết khấu tiền mặt.

3.1.7.3. Cạnh tranh bằng phân phối

Khái niệm hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng (hoặc người sử dụng) cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hóa khi chúng được mua bán qua các tổ chức khác nhau.

Hệ thống phân phối được xem như một quá trình làm tăng them giá trị từ việc mua sắm tới các hoạt động nội và cuối cùng là việc cung ứng sản phẩm cuối cùng tới tay khách hàng.

Bản chất của hệ thống phân phối hàng hóa: Mục đích cơ bản của dòng phân phối vật chất là cung ứng hàng hóa đúng thời gian, địa điểm và điều hành các hoạt động dịch vụ hỗ trợ. Hệ thống phân phối đảm bảo cho sản phẩm và dịch vụ sẵn sàng về mặt thời gian và không gian cho khách hàng. Phân phối vật chất là một dòng chảy quan trọng trong marketing – mix và chi phí phân phối cũng chiếm một trọng lớn.

Để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh trên thị trường diễn ra bình thường đòi hỏi quá trình phân phối phải thông suốt. Nó được xem như là một chuỗi các nhân tố làm tăng thêm giá trị trêm cơ sở nhiệm vụ chính là bảo đảm thời gian và không gian cho hàng hóa và dịch vụ.

Ý tưởng ở đây là giá trị thực của một sản phẩm sẽ chưa được công nhận cho đến khi nó được định hình về mặt vật chất và thời gian giúp cho việc chuyển quyền sở hữu.

Đảm bảo cho khách hàng lòng tin, sự tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ mà họ hướng tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định hình luồng phân phối cho sản phẩm, vùng phân phối cho công ty hướng đến thiết lập các công cụ marketing khác.

Thiết lập và dự trù hướng vận động trở lại của sản phẩm.

Cấu trúc hệ thống phân phối hàng hóa: Hệ thống phân phối thường được phân loại thành 3 nhóm cấu trúc kênh tùy theo mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên kênh.

- Các kênh trao đổi đơn - Các kênh thông thường

- Hệ thống phân phối theo chiều dọc

Những hoạt động cơ bản của phân phối:

Một phần của tài liệu Đề tài: NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VIỆT THẮNG (VICOTEX) ppsx (Trang 29 - 33)