Phạm vi trọn gói của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Một số tình huống vướng mắc trong đấu thầu (Trang 32 - 33)

Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Đối với các gói thầu quy mô nhỏ nhưng quá trình thực hiện có nhiều thay đổi thì có được phép áp dụng loại hợp đồng khác hợp đồng trọn gói không? Khi áp dụng hợp đồng trọn gói thì việc bổ sung thêm phạm vi cung cấp đã ký kết có vi phạm nguyên tắc của hợp đồng trọn gói không?

Hỏi:

Bên mời thầu là bệnh viện X tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu mua thuốc theo quy định của pháp luật về đấu thầu đã lựa chọn được nhà thầu trúng thầu A.

Căn cứ nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, loại hợp đồng áp dụng là trọn gói. Bệnh viện X và nhà thầu A đã ký kết hợp đồng trọn gói gói thầu cung cấp thuốc với giá trị 9,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, căn cứ diễn biến của tình hình dịch bệnh và số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị, lượng thuốc mà bệnh viện X cần nhà thầu A cung cấp có sự thay đổi so với hợp đồng đã ký kết.

Trong trường hợp này, nếu bệnh viện X và nhà thầu A điều chỉnh phạm vi cung cấp của hợp đồng trọn gói đã ký kết thì có bị coi là vi phạm quy định của pháp luật đấu thầu không? Trường hợp không được điều chỉnh thì bệnh viện X có được áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá đối với gói thầu mua thuốc quy mô nhỏ hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013, hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắng hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói. Trong đó, hạn mức gói thầu mua sắm hàng hóa quy mô nhỏ được định nghĩa tại Điều 63 Nghị định 63/CP là không quá 10 tỷ đồng.

Với quy định nêu trên thì bệnh viện X phải áp dụng hợp đồng trọn gói cho gói thầu mua thuốc (gói thầu mua sắm hàng hóa) với giá trị không quá 10 tỷ đồng mà không được áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc theo đơn giá điều chỉnh

Vấn đề thứ hai mà bệnh viện X quan tâm là việc điều chỉnh hợp đồng trọn gói đã ký kết. Đối với nội dung đang đề cập, một số đơn vị chưa hiểu đúng về phạm vi trọn gói của hợp đồng này. Theo đó, tính chất trọn gói phải được hiểu là áp dụng đối với toàn bộ hạng mục nêu trong hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp này, thuật ngữ trọn gói là trọn gói đối với khối lượng, phạm vi rất cụ thể ghi trong hợp đồng, phù hợp với phạm vi mời thầu và dự thầu. Đối với hợp đồng giữa bệnh viện X và nhà thầu A, trọn gói không đồng nghĩa với việc nhà thầu vẫn được thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng ngay cả khi số lượng thuốc cung cấp trên thực tế ít hơn so với số lượng đã ghi trong hợp đồng; tương tự, điều này cũng không có nghĩa là nếu bệnh viện X cần lượng thuốc nhiều hơn số lượng đã thoả thuận trong hợp đồng thì nhà thầu A vẫn phải cung cấp

số thuốc phát sinh đó mà vẫn chỉ được thanh toán theo giá hợp đồng ban đầu. Một ví dụ minh họa rất đơn giản là: Bệnh viện X dự tính cần 1.000.000 viên thuốc B trong quý I và II năm 2016, nhưng do bệnh nhân đến khám và điều trị tăng đột biến nên trên thực tế cần đến 1.500.000 viên. Trong trường hợp này, bệnh viện X không thể căn cứ tính chất trọn gói của hợp đồng để yêu cầu nhà thầu A cung cấp thêm 500.000 viên thuốc vì phạm vi trọn gói là chỉ trọn gói với 1.000.000 viên.

Tóm lại, hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản theo quy định pháp luật đấu thầu hiện nay. Tuy nhiên, phạm vi trọn gói được hiểu là trọn gói đối với khối lượng mời thầu, dự thầu, ký kết hợp đồng. Trường hợp thay đổi khối lượng công việc, phạm vi cung cấp đã nêu trong hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu cần điều chỉnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 93 Nghị định 63/CP. Ngoài ra, đối với một số hợp đồng mua sắm hàng hóa, xây lắp quy mô nhỏ đã ký kết hợp đồng trọn gói theo quy định tại Điều 62 Luật Đấu thầu nhưng số lượng hàng hóa, khối lượng công việc có thể vẩn phải điều chỉnh như trường hợp của bệnh viện X thì nên áp dụng điều kiện thanh toán theo tiến độ cung cấp cho phù hợp với tình hình sử dụng thực tế.

(Từ nguồn tin Báo Đấu thầu- Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 31 ngày 22/02/2016).

Một phần của tài liệu Một số tình huống vướng mắc trong đấu thầu (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)