2.3. Đánh giá hiệu quả kiểm toán hoạt động tín dụng tại VPBank
2.3.2. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, hiện tại bộ phận kiểm toán nội bộ được xây dựng theo mô hình tập trung nhân sự ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, tránh việc phân tán như mô hình cũ đồng thời vẫn đảm bảo tính trung thực, khách quan trong công tác kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động nói chung và tình hình tín dụng nói riêng tại các chi nhánh. Các phòng ban được tổ chức theo hướng chuyên môn hóa trong việc kiểm toán các đơn vị trong hệ thông ngân hàng giúp nâng cao hiệu quả kiểm toán do KTVNB có thể tập trung nghiên cứu sâu về tổ chức, hoạt động của đối tượng kiểm toán riêng trong mỗi phòng của cả khối KTNB.
Thứ hai, bộ phận kiểm toán nội bộ đã xây dựng được hệ thống văn bản quy trình hoạt động căn cứ theo các quy định của pháp luật, của ngân hàng nhà nước Việt Nam như quy chế kiểm toán năm 2009, bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp năm 2010 và quy trình kiểm toán năm 2011 cùng một số đề cương nội bộ hướng dẫn nghiệp vụ. Việc ban hành bộ các văn bản quy chuẩn giúp cho công tác kiểm toán, các KTVNB nâng cao ý thức trách nhiệm trọng việc thực hiện công việc, vừa là căn cứ đánh giá hiệu quả công tác kiểm toán.
51
Thứ ba là thông qua các cuộc kiểm toán, KTNB đã phát hiện ra nhiều sai sót và chưa hoàn thiện của hệ thống để đưa ra những kiến nghị chấn chỉnh, đồng thời cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở kiến nghị của KTNB, VPBank phần nào đã nâng cao được chất lượng hoạt động, đồng thời cải tiến các quy trình hoạt động còn bất cập. Một số tồn tại, sai sót dẫn đến các rủi ro cho hoạt động kinh doanh liên quan đến nghiệp vụ tín dụng đã được KTNB phát hiện như:
- Hồ sơ pháp lý thiếu, chưa đầy đủ, không cập nhật, thiếu tính pháp lý, hồ sơ thiếu Giấy phép kinh doanh, Điều lệ công ty, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Kế toán trưởng, giấy chứng nhận góp vốn,… có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý. Các hồ sơ vay vốn không có tài liệu chứng minh việc tăng vốn chủ sở hữu và nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, hợp đồng đầu vào đầu ra để chứng minh tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, không vấn tin CIC. Thông tin trên tờ trình thẩm định không chính xác.
- Duyệt vay vượt thẩm quyền: khoản vay thuộc đối tượng phải trình hội sở nhưng chi nhánh tự ý quyết định cho vay không trình.
- Cho vay kinh doanh vàng không đúng quy định
- Tỷ lệ đảm bảo tài sản thế chấp chưa đúng quy định, không mua bảo hiểm đối với tài sản thế chấp, không đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Thiếu chứng từ chứng minh nguồn thu nhập, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng, hợp đồng đầu ra.
- Thiếu chứng từ hoá đơn làm căn cứ giải ngân, chứng từ hoá đơn không phù hợp với đối tượng giải ngân, sử dụng cùng hoá đơn làm căn cứ giải ngân cho nhiều giấy nhận nợ.
- Kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng sau khi cho vay sơ sài, mang tính hình thức, thiếu căn cứ để kiểm tra. Cán bộ tín dụng không thực hiện phân tích, đánh giá lại định kỳ tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng theo quy định, không phân tích đảm bảo nợ vay.
52