Thực trạng kiểm toán hoạt động tín dụng tại VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng tài chính và ngân hàng (Trang 38 - 54)

2.2. Tổ chức kiểm toán nội bộ tại VPBank

2.2.3. Thực trạng kiểm toán hoạt động tín dụng tại VPBank

Nghiên cứu tình huống kiểm toán hoạt động tín dụng tại chi nhánh X của ngân hàng VPBank năm 2013.

Bước 1: Thu thập thông tin và lập kế hoạch chung

Thu thập thông tin và dữ liệu liên quan

- Thông tin chung về Chi nhánh X: chi nhánh được phép thực hiện các nghiệp vụ về huy động, cho vay và các dịch vụ ngân hàng khác. Hiện tại chi nhánh có 7 phòng giao dịch và chi nhánh cấp 1 với tổng dư nợ cho vay là 776 tỷ đồng.

- Thông tin liên quan đến thanh tra, kiểm tra đã được thực hiện đối với Chi nhánh X trong lần kiểm toán gần nhất: trong báo cáo kiểm toán năm 2012

33

phát hiện một số vi phạm trong hoạt động tín dụng như: cho vay vượt thẩm quyền, thiếu chứng từ chứng minh mục đích vay, chưa nhập kho TSBĐ….

Lập kế hoạch kiểm toán chung.

- Mục tiêu kiểm toán: kiểm toán toàn diện hoạt động tín dụng của Chi nhánh X; xem xét đánh giá chất lượng tín dụng thông qua kiểm tra số liệu về nợ quá hạn tại chi nhánh; kiểm tra tài sản bảo đảm đặc biệt là đối với những TSBĐ đặc biệt như hàng hóa, máy móc; kiểm tra việc khắc phục những sai phạm trong các báo cáo trước đây.

- Phạm vi kiểm toán: chọn mẫu các hoạt động tín dụng trong giai đoạn từ 01/12/2012 đến 30/11/2013.

- Số lượng nhân sự dự kiến là 7 thành viên phụ trách phân tích và kiểm tra các mảng nghiệp vụ khác nhau.

Bước 2: Phân tích dữ liệu, chọn mẫu và lập chương trình chi tiết

Cơ sở dữ liệu phục vụ cho KTNB hoạt động tín dụng tại các đơn vị được khai thác trên phần mềm T24 bao gồm:

- Sao kê tín dụng phản ánh tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến các khoản vay như: tên khách hàng, số hợp đồng, loại tiền vay và giải ngân, mục đích vay, số tiền giải ngân ban đầu, ngày giải ngân, ngày đáo hạn, dư nợ trong hạn, dư nợ quá hạn, lãi quá hạn, nhóm nợ, lãi suất cho vay, kỳ hạn cho vay, mục đích vay...

- Sao kê tài sản bảo đảm phản ánh các chỉ tiêu liên quan như: chủ sở hữu tài sản, loại tài sản, mô tả khái quát về tài sản, ngày ký hợp đồng thế chấp và nhập kho tài sản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm...

34

Hình 2.4. Phần mềm hệ thống T24 của VPBank

(Nguồn: Hướng dẫn sử dụng phần mềm T24)

Phân tích cơ cấu nợ tổng thế dư nợ tại chi nhánh

Tại thời điểm 30/11/2013 dư nợ của chi nhánh X là 766 tỷ đồng, bao gồm 519 khách hàng cá nhân và tổ chức. Như vậy dư nợ trung bình của mỗi khách hàng là khoảng 1.5 tỷ đồng.

35

Trong toàn bộ giai đoạn kiểm toán nhìn chung tổng dư nơ ít có sự thay đổi. Tại thời điểm cuối tháng 11/2013 tổng giá trị cho vay là 776.7 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng về cả giá trị và tỷ trọng. Cụ thể tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng từ 13 % ở đầu giai đoạn phân tích lên 15 % vào thời điểm lấy dữ liệu, đồng thời nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) tăng từ 6% lên 28%. Như vậy rủi ro đang tập trung vào các khoản nợ quá hạn có khả năng không thu hồi được.

Bảng 2.2. Cơ cấu dƣ nợ của chi nhánh X trong giai đoạn kiểm toán

Đơn vị: triệu đồng Thời điểm (*) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng dƣ nợ Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ nhóm 2 Tỷ lệ nợ xấu T12/2012 626,968 96,773 28,047 12,316 6,707 770,810 47,069 13% 6% T01/2013 606,742 143,533 16,470 12,136 6,707 785,588 35,313 18% 4% T02/2013 567,608 160,603 15,760 22,814 6,702 773,488 45,277 21% 6% T03/2013 567,189 143,220 21,324 25,524 8,302 765,559 55,150 19% 7% T04/2013 542,554 145,256 26,685 29,489 14,252 758,236 70,426 19% 9% T05/2013 544,146 92,384 64,383 29,864 16,817 747,595 111,064 12% 15% T06/2013 547,088 99,542 55,041 37,244 17,647 756,561 109,932 13% 15% T07/2013 450,477 207,055 23,115 52,482 17,647 750,775 93,244 28% 12% T08/2013 434,883 200,809 26,473 49,529 30,988 742,681 106,989 27% 14% T09/2013 470,602 166,919 27,521 80,264 30,167 775,472 137,952 22% 18% T10/2012 462,763 113,335 88,397 78,814 42,951 786,260 210,162 14% 27% T11/2013 446,264 113,651 81,620 87,218 47,951 776,705 216,790 15% 28%

Nguồn: báo cáo quản trị của VPBank

Phân tích cơ cấu danh mục tín dụng sản phẩm vay

Sản phẩm vay tại Chi nhánh X tương đối phân tán, tuy nhiên dư nợ vay tập trung chủ yếu vào một số sản phẩm chính như cho vay kinh doanh thương mại (chiếm 38.5%), đầu tư xây dựng công trình công cộng (chiếm 27.9%), cho vay đảm bảo bằng giấy tờ có giá của VPBank (chiếm 11.5%). Như vậy, rủi ro về sản phẩm đang tập trung vào các khoản vay kinh doanh thương mại và đầu tư xây dựng công trình công cộng. Trong tình hình kinh tế khó khăn thì có thể tình hình kinh doanh của khách hàng không thuận lợi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng

36

Bảng 2.3. Cơ cấu sản phẩm vay của chi nhánh X

Đơn vị:triệu đồng STT Mã SP Loại sản phẩm Tổng dƣ nợ của mã sản phẩm Tỷ trọng so với tổng dƣ nợ của chi nhánh

1 301 Cho vay kinh doanh thương mại 298,977 38.49%

2 172 Đầu tư dự án xây dựng công trình công cộng 216,444 27.87%

3 604 Cho vay đảm bảo bằng CTCG của VPBank 88,895 11.45%

4 302 Cho vay bổ sung vốn sản xuất, chế biến 27,769 3.58%

5 608 Cho vay khác 25,186 3.24%

6 303 Cho vay kinh doanh dịch vụ 22,438 2.89%

7 160 Xây dựng, sửa chữa và mua cơ sở hạ tầng phục vụ SXKD (trụ sở, văn phòng, nhà xưởng) 20,443 2.63%

8 115 Cho vay mua dây chuyền MMTB sản xuất 13,238 1.70%

9 231 Cho vay trồng trọt, chăn nuôi 12,950 1.67%

10 157 Xây dựng, sửa chữa và mua nhà, đất để ở trả nợ bằng lương 9,119 1.17%

11 212 Cho vay đầu tư khác 8,950 1.15%

12 104 Cho vay mua ô tô vận tải hành khách 6,503 0.84%

13 159 Xây dựng, sửa chữa và mua nhà đất để bán, cho thuê 5,250 0.68%

14 101 Cho vay mua ô tô phục vụ đi lại 4,695 0.60%

15 105 Cho vay mua ô tô vận tải hàng hóa 4,226 0.54%

16 158 Xây dựng, sửa chữa và mua nhà, đất để ở (không trả nợ bằng lương) 2,709 0.35%

17 203 Cho vay ĐTDA kinh doanh nhà hàng, khách sạn 2,657 0.34%

18 116 Cho vay mua tài sản cố định vô hình 1,546 0.20%

19 210 Cho vay đầu tư dự án khoa học giáo dục 1,440 0.19%

20 113 Cho vay mua sắm đồ dùng, trang thiết bị gia đình 878 0.11%

21 102 Cho vay mua ô tô cho thuê tự lái 691 0.09%

22 169 Mua quyền sử dụng đất 420 0.05%

23 606 Cho vay tín chấp, thấu chi cán bộ nhân viên VPBank 327 0.04%

24 120 Cho vay mua sắm khác 300 0.04%

25 307 Cho vay thi công công trình 200 0.03%

26 207 Cho vay đầu tư dự án Công nghiệp chế biến 169 0.02%

27 308 Cho vay tiểu thương 150 0.02%

28 178 Xây dựng, sửa chữa và mua nhà, đất để ở trả nợ bằng lương và thu nhập khác 85 0.01% 29 607 Cho vay tín chấp, thấu chi cán bộ nhân viên khác 50 0.01%

Tổng cộng 776,705 100%

37

Phân tích kỳ hạn cho vay

Kỳ hạn chủ yếu là là các khoản vay ngắn hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 86% tổng dư nợ nên rủi ro về kỳ hạn là tương đối thấp, ít có khả năng tác động đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Do vậy KTVNB tập trung vào các khoản vay ngắn hạn phát sinh trong giai đoạn kiểm toán.

Bảng 2.4. Cơ cấu kỳ hạn vay của chi nhánh X

Đơn vị:triệu đồng TT Loại kỳ hạn Số HĐ Tổng dƣ nợ Tỷ trọng dƣ nợ Số liệu tổng thể 1 Ngắn hạn 925 664,204 86% 2 Trung hạn 157 63,362 8% 3 Dài hạn 30 49,137 6% Tổng cộng 1112 776,704 100%

Nguồn: báo cáo quản trị VPBank

Phân tích cơ cấu tài sản bảo đảm

TSBĐ tại chi nhánh tại thời điểm phân tích tập trung chủ yếu vào tài sản là nhà đất chiếm 52%; nhà xưởng và công trình xây dựng chiếm 14%. Ngoài ra có tài sản là hàng hóa chiếm 8.6% cần kiểm tra công tác quản lý và theo dõi của chi nhánh.

Bảng 2.5. Cơ cấu loại TSBĐ tại chi nhánh X

Đơn vị: triệu đồng

Mã TSBĐ Loại TSBĐ Giá trị TSBĐ Tỷ lệ

1 Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 1,023,253 52.16%

3 Nhà xưởng, Nhà kho, Công trình Xây dựng 271,157 13.82%

17 Giấy tờ có giá do VPBank phát hành 201,603 10.28%

8 Hàng hoá 168,830 8.61%

6 Ô tô 111,758 5.70%

2 Quyền sử dụng đất và quyền thuê đất 95,274 4.86%

4 Máy móc, Thiết bị, Dây chuyền sản xuất 61,814 3.15%

23 Động sản khác 15,000 0.76%

10 Tiền gửi tại VPBank 12,422 0.63%

7 Các phương tiện vận tải khác 520 0.03%

38

Chọn mẫu

Dựa trên phân tích trên, KTVNB lựa chọn một số tiêu chí chọn mẫu như sau

- Cho vay bổ sung vốn kinh doanh: chọn mẫu khoản vay của cá nhân và doanh nhiệp có giá trị lớn phát sinh trong giai đoạn kiểm toán

- Cho vay đầu tƣ xây dựng công trình công cộng: chọn mẫu khoản vay đứng tên cá nhân, khoản vay giá trị lớn phát sinh trong giai đoạn kiểm toán

- Khoản vay có TSBĐ đặc biệt: hàng hóa, xe ô tô cũ - Cho vay ngoại tệ: chọn mẫu 100% để kiểm tra

- Nợ nhóm 2: tập trung vào khoản nợ gốc và quá hạn trên 60 ngày, có thể chuyền sang nợ nhóm 3

- Nợ xấu: chọn mẫu ngẫu nhiên một số khoản vay

Sau khi xác định những tiêu chí nêu trên, KTVNB chọn mẫu 90 khách hàng, tương đương 194 khế ước vay vốn với tổng dư nợ là 296.9 tỷ đồng. Tỷ lệ chọn mẫu theo dư nợ là đảm bảo mức độ đại diện 38% của mẫu chọn trên tổng dư nợ toàn chi nhánh X.

Lập chương trình kiểm toán chi tiết (Phụ lục 2.2)

- Mục tiêu cơ bản: xem xét đánh giá hệ thống KSNB tại Chi nhánh X, đánh giá hiệu quả hoạt động năm 2013; xem xét tiến độ xử lý các khoản nợ xấu tại chi nhánh; nguyên nhân tăng nợ quá hạn tại chi nhánh trong các tháng gần đây; xem xét việc tuân thủ các quy định của ngân hàng nhà nước và của VPBank; đánh giá các khoản vay tại có TSBĐ như hàng hóa, TSBĐ bên thứ 3….

- Tổng hợp các vấn đề cần thực hiện, chi tiết công việc của từng nhân sự và thời gian, tiến độ các công việc phải thực hiện.

Bước 3: Thực hiện kiểm toán

Dựa trên số liệu phân tích và phân công công việc KTVNB kiểm tra hồ sơ chọn mẫu khách hàng theo danh mục.

39

Nội dung kiểm tra 1 hồ sơ vay vốn của khách hàng công ty A theo phụ lục đính kèm khi thực hiện kiểm toán như sau.

Kiểm tra danh mục hồ sơ và phƣơng án vay

Mục tiêu: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ xin vay vốn

Nội dung: hồ sơ vay vốn bao gồm đăng ký kinh doanh, bản tự giới thiệu của cá nhân, chứng minh nhân dân, hộ khẩu, đề nghị vay vốn, phương án vay vốn, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, sổ sách bán hàng....

KTVNB kiểm tra danh mục các chứng từ trong hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, đối chiếu thông tin và kiểm tra tính chân thực của các chứng từ nêu trên, đánh giá xem các chứng từ do khách hàng tự lập hay do cán bộ tín dụng lập hộ khách hàng có thể phát sinh rủi ro về sau.

Kết quả: Hồ sơ tín dụng của công ty A cung cấp tương đối đầy đủ, đơn xin vay và nội dung phương án vay vốn ngày 19/07/2013 để kinh doanh gas phù hợp với đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động của công ty. Tuy nhiên hồ sơ còn thiếu một số chứng từ như: hợp đồng vay vốn tại ngân hàng Sacombank theo thông tin tra cứu CIC, giấy phép kinh doanh khí hóa lỏng của công ty (hồ sơ chỉ có giấy phép của hộ kinh doanh).

Kiểm tra việc thẩm định và phê duyệt tín dụng

Mục tiêu: xem xét việc thẩm định tín dụng có được thực hiện đầy đủ theo quy trình hiện hành và các quy định về điều kiện cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng của VPBank.

Nội dung kiểm tra:

- Xem xét việc phân công công việc và trách nhiệm thẩm định của cán bộ tín dụng đối với mỗi khách hàng. Việc thẩm định thực tế có được thực hiện đầy đủ không.

- Kiểm tra việc tra cứu thông tin dư nợ tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác (CIC)

40

- Kiểm tra tờ trình thẩm định có đúng mẫu biểu theo quy định không. Nội dung trong tờ trình có đầy đủ thông tin và phản ánh trung thực tình hình thực tế của khách hàng không thông qua đối chiếu so sánh với các chứng từ trong hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp.

- Kiểm tra việc phê duyệt tờ trình có đầy đủ không, đảm bảo tờ trình phải được phê duyệt của cấp quản lý trực tiếp của cán bộ tín dụng.

- Kiểm tra khoản vay có được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền không, thẩm quyền phê duyệt có phù hợp với quy định của ngân hàng không.

Kết quả kiểm tra:

- Cán bộ tín dụng thực hiện tra cứu thông tin CIC đầy đủ đối với công ty A, chủ doanh nghiệp.

- Tờ trình thẩm định ngày 23/07/2013 phản ánh đầy đủ thông tin của công ty A so với hồ sơ. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phân phối sản phẩm ga tại địa bàn Đông Anh, Hà Nội. Các chỉ số tài chính được trình bày rõ ràng, phù hợp với số liệu trên BCTC 2012 và 2013 của công ty. Tuy nhiên, tờ trình chưa đề cập tới sự chênh lệch và nguyên nhân chênh lệch giữa doanh thu theo BCTC nội bộ và theo số liệu trên tờ khai thuế. Thẩm định nhu cầu vốn lưu động phù hợp với hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Nghị quyết phê duyệt khoản vay ngày 23/07/2013 đúng thẩm quyền của chuyên gia phê duyêt và phù hợp với nội dung trên đơn xin vay vốn và tờ trình thẩm định.

Kiểm tra quá trình giải ngân

Mục tiêu: xem xét quá trình giải ngân vốn vay có đúng nội dung theo phê duyệt và đầy đủ các thủ tục bảo đảm cũng như chứng từ chứng minh mục đích vay.

41

- Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục đảm bảo như ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập kho tài sản có được thực hiện đầy đủ trước khi giải ngân cho vay không.

- Xem xét các chứng từ, hồ sơ chứng minh mục đích vay có phù hợp với mục đích vay không, việc giải ngân có sự phê duyệt đầy đủ của các cấp kiểm soát và đúng thẩm quyền không.

- Kiểm tra việc hạch toán và nhập liệu trên phần mềm có đầy đủ và phù hợp với nội dung trên hồ sơ không.

Kết quả: Hồ sơ giải ngân của công ty A đầy đủ và phù hợp so với quy định. KH đã hoàn thiện đầy đủ việc kỳ hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho tài sản bảo đảm (3 ô tô cũ và nhà đất tại Đông Anh, Hà Nội) trước khi giải ngân khoản vay. Chứng từ giải ngân bao gồm: đề nghị giải ngân, phương án kinh doanh, 8 hóa đơn GTGT của công ty Petronas số 0006202, 0006153, 0006127, 0006136, 0006803, 0006774, 0006783, 0006792 phù hợp với mục đích vay và ngành nghề kinh doanh của công ty A. Số tiền vay được chuyển khoản vào tài khoản của công ty tuân thủ đúng quy định của nhà nước về sử dụng tiền mặt.

Kiểm tra sau cho vay

Mục tiêu: đảm bảo các khoản vay được kiểm tra, giám sát định kỳ để kịp thời phát hiện những rủi ro và có phương án xử lý thích hợp.

Nội dung: xem xét các biên bản kiểm tra sau cho vay, biên bản làm việc của ngân hàng với khách hàng. Đánh giá việc kiểm tra của cán bộ tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng tài chính và ngân hàng (Trang 38 - 54)