2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, nhận thức cán bộ là nhân tố quyết định việc thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, trong những năm qua, Cục Thuế đã quan tâm,
chăm lo xây dựng đội ngũ CBCC ngành thuế theo yêu cầu cải cách - hiện đại hóa ngành thuế. Cùng với việc tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, duy trì nghiêm kỷ luật kỷ cƣơng và nâng cao trách nhiệm công vụ; quan tâm thực hiện đẩy đủ các chế độ chính sách tiền lƣơng, khen thƣởng, bảo biểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm con ngƣời…Cục Thuế đã chú trọng thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Bởi vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức Thuế đƣợc nâng lên rõ rệt, các cán bộ đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng đều đáp ứng tốt yêu cầu công việc, chất lƣợng, hiệu quả công việc đạt kết quả cao. Hơn nữa, việc thực hiện mô hình quản lý thuế chủ yếu theo chức năng đã hình thành đội ngũ cán bộ tƣơng đối chuyên môn hoá, chuyên sâu theo các chức năng quản lý thuế trên cơ sở đánh giá phân loại, sắp xếp công chức phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế.
Thứ hai, công tác thanh tra, kiểm tra đã đƣợc Cục thuế Phú thọ quan tâm đúng mức, thanh tra, kiểm tra cơ bản đã đúng đối tƣợng trên cơ sở lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra chính xác theo phƣơng pháp đánh giá rủi ro; xử lý nghiêm các trƣờng hợp đã phát hiện sai phạm, từ đó có tác dụng răn đe, ngăn ngừa các ĐTNT có động cơ gian lận, trốn thuế.
Chuẩn hoá các bƣớc thực hiện kiểm tra, thanh tra tại cơ sở kinh doanh từ khâu phỏng vấn, quan sát, phân tích tổng hợp, phân tích chi tiết tài liệu, sổ sách kế toán của đơn vị đến khâu lập biên bản xác nhận số liệu đã giúp cho công tác kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT đƣợc tiến hành theo một trình tự khoa học và hiệu quả.
Hàng năm số thuế đƣợc kiến nghị phải nộp qua thanh tra, kiểm tra đã đƣợc ngành thuế Phú thọ đôn đốc nộp dứt điểm vào NSNN, số thuế tồn chuyển qua năm sau là rất nhỏ thƣờng là số thuế phải truy thu của các đơn vị thực hiện của cuối năm trƣớc và đƣợc nộp dứt điểm vào đầu của các năm tiếp theo.
Thứ ba, công tác hiện đại hóa quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến mạnh mẽ. Trong những năm qua hệ thống công nghệ thông tin tại Cục Thuế Phú Thọ đƣợc chú trọng quan tâm, công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý thuế đã đạt đƣợc nhiều kết quả cao. Đến nay mỗi cán bộ thuế ở
các chức năng quản lý chính của quy trình quản lý thuế đã đƣợc trang bị 1 máy tính cá nhân, mỗi Chi cục Thuế đều có hệ thống mạng LAN riêng, hạ tầng truyền thông ngành tài chính đƣợc lắp đặt và vận hành từ Tổng cục Thuế đến Cục Thuế và Chi cục Thuế với tốc độ đƣờng truyền thƣờng xuyên đƣợc nâng cấp, hệ thống mạng của ngành thuế đã đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu khai thác các ứng dụng đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công tác quản lý thuế. Cục Thuế đang vận hành trên 30 phần mềm ứng dụng cấp Cục Thuế và cấp Chi cục Thuế vào công tác quản lý thuế nhằm hỗ trợ các bƣớc công việc của các bộ phận quản lý theo mô hình chức năng và công tác quản lý khác của ngành. Các ứng dụng này đã, đang và ngày càng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và góp phần thực hiện thành công kế hoạch cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế đã đề ra.
Tính đến năm 2012, hầu hết công tác quản lý của Ngành đều đƣợc áp dụng tin học. Mức độ tin học hoá công tác đạt xấp xỉ 80%, trong đó quản lý thuế cấp Cục thuế đạt trên 90% tin học hoá. Tất cả dữ liệu quản lý thuế đƣợc lƣu trữ trên hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc khai thác, tra cứu, kiểm tra tại mọi thời điểm. Với dữ liệu quản lý thuế đƣợc lƣu trữ điện tử nhƣ vậy đã vừa đảm bảo an toàn, chính xác vừa đảm bảo cho việc tra cứu thƣờng xuyên theo các báo biểu, báo cáo, chỉ tiêu phục vụ cho chỉ đạo quản lý thu của Ngành.